Người chăn nuôi trong nước lo lắng vì ồ ạt nhập thịt ngoại

GD&TĐ - Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng và kế hoạch đấu thầu công trình Trường Mẫu giáo Phước Mỹ, do UBND xã Phước Mỹ làm chủ đầu tư. 

Người chăn nuôi trong nước lo lắng vì ồ ạt nhập thịt ngoại

Có thể nói, năm 2014 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã được kiểm soát tốt, do vậy kích thích được người chăn nuôi tăng đàn, đặc biệt vào dịp áp Tết Nguyên đán Ất Mùi nhằm phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng.

Thế nhưng, có một thực tế là thực phẩm ngoại được ồ ạt nhập vào thời điểm này khiến người chăn nuôi không khỏi lo lắng vì thịt ngoại có ưu thế về chất lượng cũng như giá cả trước thịt nội...

Tăng cường kiểm soát thịt nhập lậu

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), từ giữa năm 2014 đến nay, giá gia súc, gia cầm có xu hướng tăng nhẹ trở lại, cùng với đó là việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã kích thích người chăn nuôi tái đàn. Báo cáo từ cục này, hiện, đàn lợn tăng từ 1,5 - 2% so với cùng kỳ năm trước - sản lượng thịt lợn hơi tăng 2,2%. Tổng đàn gia cầm tăng 2%, sản lượng thịt gia cầm tăng 2,8%, sản lượng trứng tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nhận định về giá cả, ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, giá thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sẽ không biến động nhiều, vì sức tiêu thụ trong dân không có sự đột biến, nguồn cung đến thời điểm này được nhận định là khá dồi dào.

Tuy vậy, cục này cũng kiến nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm soát vấn đề nhập lậu gia súc, gia cầm và tạm nhập tái xuất thực phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường và sản xuất chăn nuôi trong nước.

“Việc các loại thịt ngoại nhập khẩu ngày càng nhiều vào nước ta thời gian qua chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chăn nuôi nông hộ, do chất lượng thịt ngoại rất cạnh tranh, được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Người chăn nuôi không nên quá lo lắng, bởi dự báo từ nay đến cuối năm, giá cả các mặt hàng thực phẩm sẽ giữ ở mức ổn định chứ khó giảm thêm.

Ngoài ra, phần đông người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý ăn thịt tươi (gia súc, gia cầm nuôi và giết mổ trong nước) chứ ít dùng thịt đông lạnh” – ông Vân cho biết.

“Cuộc đua” không cân sức

Tuy vậy, Tết Nguyên đán đang đến cận kề, người chăn nuôi vẫn không tránh khỏi tâm lý lo ngại. Thống kê cho thấy, lượng thịt nhập khẩu đang có xu hướng tăng mạnh trong vài tháng gần đây. Cục Chăn nuôi cho biết, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 250 tấn thịt lợn. Thịt nhập khẩu chủ yếu là thịt vai, thịt đùi, ba rọi, chân giò đông lạnh... có giá nhập khẩu bình quân 1,95 USD/kg. 

Đặc biệt, trong quý IV/2014, nhu cầu nhập khẩu đã tăng đột biến. Tổng lượng thịt lợn nhập khoảng 1.000 tấn, tăng gần 80%; Tổng lượng thịt gà nhập khẩu trên 30.000 tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013. Thịt bò được đánh giá là mặt hàng có tốc độ nhập khẩu tăng chóng mặt nhất.

Tổng lượng trâu, bò thịt sống nhập khẩu đạt khoảng hơn 200.000 con (tăng 65% so với cùng kỳ 2013), kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến so với cùng kỳ, đạt gần 200 triệu USD (tăng 240%). Trong đó, đàn bò thịt thương phẩm chiếm 90% tổng đàn, trâu chiếm 15%. Có 2 quốc gia xuất khẩu trâu bò sống sang Việt Nam là Australia (chiếm 87% về kim ngạch và 70% về số lượng nhập khẩu) và Thái Lan (chiếm 20% về kim ngạch và 40% về lượng nhập)... 

Ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam lo ngại, việc nhập khẩu trâu bò sống về giết mổ đang mang lại nguồn lợi nhuận lớn nên không ít doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này. Theo tính toán, trung bình mỗi tháng Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 13.000 - 16.000 con bò, giá bình quân khi về đến Việt Nam khoảng 2,5 - 3,5 USD/kg hơi (tùy vào độ tuổi).

Tuy nhiên, khi giết mổ và đưa vào siêu thị, bán ra thị trường, thịt bò Australia thường có giá từ 250.000 - 350.000 đồng/kg, tuỳ loại thịt. Còn đối với thịt gia cầm nhập khẩu (đủ cổ cánh) giá chỉ 25.000 -27.000 đồng/kg trong khi chi phí sản xuất mỗi kg thịt gà ở trong nước đã lên tới 29.000 - 31.000 đồng...

Với lợi nhuận quá lớn như vậy, chẳng doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào chăn nuôi trong nước mà sẽ chọn cách nhập khẩu về bán. Cũng vì vậy, thời gian gần đây đã có thêm nhiều doanh nghiệp xin tham gia vào lĩnh vực này. Không ít địa phương chăn nuôi trâu bò đã khốn đốn vì thua lỗ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ