Nghỉ hết tháng 2, rồi sao nữa?

Nghỉ hết tháng 2, rồi sao nữa?

Gần đến ngày 16/2 - thời gian nghỉ hai tuần sắp hết, Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn gửi các địa phương và các trường là “tùy tình hình của mỗi nơi mà các tỉnh đưa ra quyết định là tiếp tục nghỉ hay đi học lại”. Thật khó để biết chắc chắn “tình hình” dịch bệnh sẽ như thế nào để đưa ra quyết định.

Cấp nào cũng sợ trách nhiệm đổ lên đầu mình nếu như dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu mà lại quyết định cho học sinh trở lại trường. Tuy nhiên, cuối cùng rồi các địa phương cũng cho học sinh tiếp tục nghỉ sau khi nhận công văn từ Bộ GD&ĐT.

Sở dĩ có sự thay đổi đột ngột này là hôm 13/2, trong buổi giao ban với các bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có khuyến cáo rằng, phải khi nào làm cho phụ huynh thực sự an tâm thì mới cho các em trở lại trường! Phải hiểu rằng, ý kiến này là một cách nói khác câu “không nên cho học sinh trở lại trường vào thời gian này!”. Đấy là lý do để các địa phương không cho học sinh trở lại trường sau ngày 16/2.

Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc này. Tuy nhiên, đa số phụ huynh ủng hộ việc để con em họ tiếp tục nghỉ dù họ sẽ gặp vô vàn khó khăn khi phải sắp xếp lại công việc của mình. Phụ huynh cũng không nên trách Bộ GD&ĐT tại sao không “quyết đoán” trong câu chuyện này.

Không ai có thể tiên đoán được dịch bệnh sẽ lây lan đến mức nào và bao giờ thì hết dịch để mà đưa ra quyết định có nên cho học sinh tiếp tục nghỉ hay đi học lại. Mọi quyết định lúc này đều ảnh hưởng đến sinh mạng của hàng triệu học sinh chứ không chỉ là phá vỡ kế hoạch dạy và học của năm học này.

Cứ cho là các tỉnh, thành tự quyết việc cho học sinh đi học lại hay tiếp tục nghỉ thì cũng sẽ gây ra những phiền phức khó lường. Tỉnh này học trước, tỉnh kia học sau, mà thời gian chênh nhau hàng chục ngày, có khi cả tháng.

Người học trước thì xong chương trình lại phải đợi người học sau học hết chương trình rồi mới tổ chức thi tốt nghiệp được. Lúc ấy thì học trước hay học sau cũng chẳng quyết định được vấn đề gì cả. Bộ GD&ĐT đang đứng trước những quyết định khó khăn nên không quyết đoán là vậy. Mọi quyết định đưa ra lúc này đều phải cân nhắc chứ không thể “chiều lòng” dư luận được.

Câu hỏi được đặt ra lúc này là, hết tháng 2 mà dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp thì nghỉ tiếp hay đi học lại đây? Nếu cứ lập luận khi nào chưa hết dịch thì học sinh còn nghỉ thì sẽ không biết đến bao giờ mới đi học lại vì dịch ngày một lan rộng với mức độ cực kỳ nguy hiểm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mặc dù được WHO đánh giá là quốc gia khống chế dịch Covid-19 tốt nhất cho đến lúc này, song chưa ai dám chắc nước ta sẽ an toàn trước đại dịch cả, mà chỉ hy vọng bằng nỗ lực của các cấp, các ngành và từng người dân… chúng ta có thể “miễn dịch”.

Tiếp tục nghỉ học sau khi đã hết tháng 2 hay vẫn phải đến trường trong khi dịch chưa chấm dứt, đang là một câu hỏi khó vậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.