Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, điều này thực sự là “đánh đố” các nghệ nhân ở tuổi xế chiều 80 - 90.
Theo Nghị định 62 về việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân, muốn trở thành “nghệ nhân nhân dân” người thực hành di sản buộc phải đạt danh hiệu “nghệ nhân ưu tú”, trong khi không có điều khoản nào nhắc đến việc xét “đặc cách”.
Gia đình cụ Nguyễn Văn Mùi có 7 đời theo nghiệp ca trù, cũng là một trong những giáo phường ca trù có tiếng nhất của Hà Nội. Cả đời cụ cùng con cháu vượt qua bao khó khăn để giữ tiếng trống tiếng phách, nhưng chưa có bất cứ một chế độ đãi ngộ hay danh hiệu nào từ Nhà nước. Nay khi tuổi cao sức yếu, có nghị định về danh hiệu nghệ nhân là niềm vui lớn với cụ và cả gia đình.
Những tư liệu, hình ảnh mấy chục năm gắn bó với ca trù được cụ Mùi lưu giữ cẩn thận. Và theo Nghị định mới ban hành, đây là những điều kiện không thể thiếu trong hồ sơ xét tặng.
Tuy nhiên, với hàng ngàn nghệ nhân dân gian khác, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa thì việc lưu giữ tư liệu hay có giải thưởng trong các cuộc thi là điều rất khó khăn.
Ngoài tiêu chí thành tích, giải thưởng còn chung chung, Nghị định 62 còn quy định, muốn trở thành “nghệ nhân nhân dân” thì người thực hành di sản buộc phải đạt danh hiệu “nghệ nhân ưu tú”, trong khi không có điều khoản nào nhắc đến việc xét “đặc cách”. Với nhiều nhà nghiên cứu, điều này thực sự là “đánh đố” các nghệ nhân ở tuổi xế chiều.
Sẽ có hướng dẫn cho từng địa phương
Không chờ đợi đến lúc Nghị định 62 ra đời, từ 5 năm trước, tỉnh Bắc Ninh đã đi trước một bước khi ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân ca Quan họ” với những quy định, quy trình rất cụ thể, chặt chẽ.
Ngoài mức tiền thưởng 5 triệu đồng, hàng tháng mỗi nghệ nhân đều được hưởng 1 tháng lương cơ bản và được hỗ trợ bảo hiểm y tế. Với kinh nghiệm đã có trong việc xét tặng, đại diện Sở VHTT&DL Bắc Ninh cho rằng, còn nhiều điều cần làm rõ khi đưa Nghị định mới triển khai ở địa phương.
Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 62, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, sắp tới Bộ sẽ thành lập các tổ công tác đi đến từng địa phương để hướng dẫn, hỗ trợ công tác xét tặng.
Bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: “Tùy từng địa phương, từng hoàn cảnh của nghệ nhân mà chúng tôi xem xét một cách thực tế, trên cơ sở hướng dẫn làm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng không trái với luật, nghị định đã quy định”.
Bộ VHTT&DL cũng ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất. Theo đó, thời gian Sở VHTT&DL nhận hồ sơ đề nghị xét tặng chậm nhất là ngày 30/9. Nhiều địa phương đang rất lo lắng với thời hạn này, khi mà thông tư hướng dẫn thì không có và còn nhiều băn khoăn vẫn chưa sáng tỏ.
Quý vị quan tâm tới nội dung này có thể theo dõi chi tiết trong video sau đây:
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) phân công trọng tài người Ả Rập Xê-út Abdullah Al-Shehri cầm còi trận Việt Nam tiếp Indonesia ở bảng B ASEAN Cup 2024
GD&TĐ - Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 37 đẩy lùi cuộc tấn công của Nga và giữ vững khu dân cư cuối cùng ngăn cách quân Ukraine với vòng vây ở hướng Kurakhiv.