Nghệ An: Đưa các hoạt động Lễ hội Làng Sen về quê hương Bác Hồ

GD&TĐ - Từ ngày 16 – 19/5/2018, Lễ hội Làng sen đã diễn ra với nhiều hoạt động phong phú hướng tới kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả các chương trình trong khuôn khổ lễ hội năm nay đều được đưa về tổ chức tại Nam Đàn, Nghệ An.

Lễ hội Làng Sen 2018 với nhiều hoạt động được đưa về tổ chức tại Nam Đàn, Nghệ An
Lễ hội Làng Sen 2018 với nhiều hoạt động được đưa về tổ chức tại Nam Đàn, Nghệ An

Lễ hội Làng Sen năm 2018 được tổ chức nhằm thể hiện tình cảm thành kính, sự ngưỡng mộ, biết ơn của nhân dân tỉnh nhà với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Lễ hội diễn ra từ 16 đến 19/5/2018 với nhiều hoạt động phong phú tập trung tại huyện Nam Đàn như: Chiếu phim về đề tài Bác Hồ; Hội trại Thanh niên; Trưng bày chuyên đề ảnh về đề tài Đảng, Bác Hồ; Thi thả diều; Liên hoan Tiếng hát Làng Sen; thi Người đẹp Làng Sen...

Ban tổ chức trao 2 giải Nhất Liên hoan tiếng hát làng Sen cho Đoàn nghệ thuật quần chúng Thành phố Vinh và huyện Quế Phong
Ban tổ chức trao 2 giải Nhất Liên hoan tiếng hát làng Sen cho Đoàn nghệ thuật quần chúng Thành phố Vinh và huyện Quế Phong 

Điều đặc biệt là lễ hội năm nay, hầu hết các hoạt động đều đưa về tập trung tại huyện Nam Đàn, không như những năm trước đó, nhiều chương trình được tổ chức tại TP Vinh.

Phần lễ của Lễ hội Làng Sen năm nay được tổ chức trang trọng, đầy đủ với việc dâng hương, dâng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh, diễu hành từ TP Vinh về quê Bác và dâng hương, dâng hoa, báo công tại Khu di tích Kim Liên...

Lễ khai mạc Lễ hội để lại ấn tượng tốt đẹp, gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc trong lòng nhân dân, du khách đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.

Điểm nhấn tại lễ hội là chương trình Liên hoan Tiếng hát Làng Sen năm 2018 được tổ chức tại quê Bác trong khuôn viên của Khu di tích Kim Liên với sự tham gia của hơn 500 diễn viên, nghệ nhân, nhạc công đến từ các huyện, thành, thị.

Làng Kim Liên là cái nôi của ví phường vải, và cũng là một vùng đất truyền thống của dân ca Ví, Giặm Nghệ – Tĩnh. Liên hoan tiếng hát diễn ra ở Kim Liên, như được đưa về nguồn cội, và sống giữa nhân dân khi thu hút đông đảo bà con đến xem, cổ vũ.

Ban tổ chức Liên hoan Tiếng hát Làng Sen cũng đánh giá các đoàn tham gia đã đầu tư dàn dựng công phu, hoành tráng, chất lượng cao, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa và đưa tiếng hát của người dân xứ Nghệ được lưu truyền, phát triển.

Ban tổ chức đã trao 15 giải A, 15 giải B, 15 giải C cho các tiết mục xuất sắc; trao giải nhất tập thể cho Đoàn nghệ thuật quần chúng Thành phố Vinh và huyện Quế Phong.

Cuộc thi người đẹp Lễ hội Làng Sen kết thúc với danh diệu người đẹp thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Phương Thảo
Cuộc thi người đẹp Lễ hội Làng Sen kết thúc với danh diệu người đẹp thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Phương Thảo 

Về nội dung thi xe tuyên truyền, cổ động, Ban tổ chức đã trao 01 giải A, 2 giải B và 5 giải C cho xe cổ động các huyện, thành, thị. Huyện Nam Đàn đã giành giải Nhất ở nội dung này.

Lễ hội năm nay BTC tiếp tục đưa các bộ phim về đề tài Bác Hồ chiếu phục vụ nhân dân tại các xã của huyện Nam Đàn. Làm sống lại ký ức và tình cảm của Bác dành cho đất nước, quê hương, cũng như của quê hương dành cho Người. Từ đó, ua đây nhắn nhủ, khích lệ mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, phong cách và đạo đức của Người.

Một trong những nội dung thu hút sự chú ý tại lễ hội năm nay là Cuộc thi người đẹp Lễ hội Làng Sen. Qua 4 vòng thi, Ban tổ chức đã trao 3 giải phụ, 2 giải nhì và trao danh hiệu Người đẹp Làng Sen năm 2018 cho thí sinh Nguyễn Thị Phương Thảo đến từ Thị xã Thái Hòa, Nghệ An.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.