Ngày tựu trường tương phản ở 2 vùng đất

GD&TĐ - Lâu nay, các nhà giáo dục trên thế giới đưa ra tương đối nhiều phân tích về bối cảnh trường học bao gồm một số lượng lớn các yếu tố từ ảnh hưởng xã hội, chính trị, kinh tế, và nhiều vấn đề rộng lớn hơn. 

Học sinh Kenya có vô vàn thứ để lo lắng trong ngày đầu tiên đến trường. 	Ảnh: villageimpact
Học sinh Kenya có vô vàn thứ để lo lắng trong ngày đầu tiên đến trường. Ảnh: villageimpact

Dưới đây là 2 bức tranh đối lập của giáo dục, cho thấy khoảng cách rất lớn giữa những trường học ở một đất nước nghèo đói và một đất nước giàu có. 

Ngày đầu tiên đến trường của một học sinh Kenya

Phần lớn trẻ em Kenya đều phải dời khỏi nhà từ rất sớm bởi bạo lực, thiên tai hoặc áp bức chính trị. Để có thể đi học, trẻ cần một bộ đồng phục phù hợp. Nhưng cha mẹ chúng không đủ khả năng mua sắm đồ mới, vì thế trẻ thường phải mặc đồng phục đã qua sử dụng. Một bộ đồng phục mới có thể tiêu tốn của gia đình 500 đến 1.000 Shillings (6 - 12 đô la) trong khi một bộ đồng phục đã qua sử dụng có thể có giá 100-200 Shillings (1,25 - 2,50 đô la). May mắn thay, học sinh Kenya không nhất thiết phải đi giày.

Ngoài bộ đồng phục chắp vá, học sinh Kenya có thể mang theo bút chì và sổ ghi chép, bấy nhiêu là đủ cho ngày đầu tiên đến trường. Học sinh và phụ huynh ở bất cứ đâu đều có chút lo lắng trong ngày đầu tiên đến trường, nhưng ở Kenya, ngày đầu tiên chắc chắn có vô vàn thứ để lo lắng.

Nhìn vào lịch sử giáo dục ở Kenya, vào thời kỳ đầu thuộc địa, những ngôi trường duy nhất tồn tại cho người Kenya bản địa là những trường truyền giáo hoạt động bên ngoài nhà thờ. Cơ sở của họ là học thuộc lòng: Sao chép câu Kinh Thánh và đọc lại trên lớp. Học sinh nơi đây không được thảo luận, không có phòng sáng tạo để thể hiện, thậm chí một không gian riêng tư để tự học cũng không có.

Sự thay đổi mạnh mẽ nhất đối với hệ thống trường học Kenya diễn ra vào năm 2003, 40 năm sau ngày độc lập. Đó là khi chính phủ cung cấp trường tiểu học miễn phí. Tuy nhiên, các khoản phí bổ sung vẫn được áp dụng, và vấn đề nằm ở chính các khoản phí này. Trường tiểu học tư thục có thể có giá lên tới 10.000 Shillings mỗi học kỳ (120 đô la).

Việc thúc đẩy giáo dục mọi trẻ em bằng mọi cách là một mục tiêu xuất sắc của chính phủ Kenya. Không những thế, do chi phí thấp nên mọi lứa tuổi đều có nhu cầu quay lại trường học. Trong một lớp Standard One ở Tây Bắc Kenya năm 2004, một người đàn ông 84 tuổi đã có cơ hội đến trường lần đầu tiên trong đời. Nhưng tiếc là cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Ngày nay, học sinh trong một lớp Standard One ở Kenya chỉ có nửa ngày học, và bấy nhiêu là chưa đủ. Phần lớn thời gian trong ngày, trẻ em Kenya thường đi lang thang. Tuy nhiên, lượng học sinh đến trường không ngừng tăng, điều này gây ra áp lực lớn cho hệ thống trường học. Đây có thể là thời đại mà Kenya phải đối mặt với một hệ thống giáo dục kém hiệu quả và họ cần một cuộc cách mạng để thay đổi. Hiến pháp mới năm 2010 đã phá vỡ rất nhiều nguyên tắc về giáo dục.

Theo đó, nông thôn là nơi diễn ra nhiều sự thay đổi. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, hiện tại chính là thời điểm cho sự thay đổi lớn tiếp theo ở các trường tiểu học Kenya: Khi các gia đình yêu cầu trẻ em của họ được trao nhiều quyền hơn, khi các quan chức chính phủ không ngừng quan tâm đến những trường học tồi tàn, và khi các nhà tài trợ bắt đầu chú ý đến những trường hợp cụ thể, những học sinh đầy triển vọng.

Học sinh tiểu học Nhật Bản chuẩn bị cho ngày tựu trường

Học sinh Nhật luôn có một chiếc ba lô to và nặng trên lưng, kèm theo đó là một chiếc túi nhỏ đeo bên hông. Ảnh: savvytokyo
Học sinh Nhật luôn có một chiếc ba lô to và nặng trên lưng, kèm theo đó là một chiếc túi nhỏ đeo bên hông. Ảnh: savvytokyo

Mặc dù, năm học mới của Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4, nhưng có rất nhiều thứ đã sẵn sàng trước lễ khai giảng. Học sinh Nhật luôn có một chiếc ba lô to và nặng trên lưng, kèm theo đó là một chiếc túi nhỏ đeo bên hông.

Nếu bạn là phụ huynh của một học sinh tiểu học sắp ra trường, vào tháng 11, bạn sẽ đưa con đến trường tiểu học địa phương để kiểm tra sức khỏe. Có lẽ vào ngày này, bạn cũng có một cuộc phỏng vấn ngắn với hiệu trưởng hoặc hiệu phó và có thể bày tỏ về bất kỳ mối quan tâm nào bạn đang có. Đây có lẽ là cơ hội theo lịch trình duy nhất của bạn cho một cuộc thảo luận trực tiếp với giáo viên trước khi con bạn vào trường.

Nếu bạn vẫn có bất kỳ vấn đề cụ thể nào đang lo lắng, có lẽ nên liên hệ với nhà trường và hỏi xem bạn có thể đến và nói về chúng không. Hiệu phó sẽ là người phù hợp nhất để nói về việc này. Hãy nhớ rằng, hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng về việc con họ đi học, vì vậy đây chỉ là một khuyến nghị dành cho trẻ em có một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như dị ứng hoặc những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe.

Vào tháng 2, các trường sẽ tổ chức một cuộc họp với tất cả các bậc cha mẹ của những đứa trẻ sẽ vào lớp Một. Ở đó, bạn sẽ nhận được thông tin chi tiết về trường học, lễ khai giảng, các vật dụng và đồ đạc khác mà con bạn sẽ cần cho trường học. Các món trong thực đơn bao gồm bữa sáng mỗi ngày cũng được đưa ra thảo luận, ngoài ra, trẻ có thể ăn bất cứ thứ gì được phục vụ vào giờ ăn diễn ra trong 20 phút, đó là thời gian trẻ em Nhật dành cho việc ăn trưa ở trường. Học sinh lớp 1 có thể mở và đóng một chiếc ô, đi vệ sinh một mình hoặc yêu cầu giáo viên giúp đỡ.

Trẻ em Nhật có thể đi bộ an toàn đến trường và về nhà, điều đó có nghĩa là chúng nắm được những nguyên tắc như thời điểm thích hợp để vượt đèn giao thông, và biết chúng không nên chạy qua đường. Phụ huynh Nhật thường đi bộ đến trường với con trước khi năm học bắt đầu.

Ở Nhật Bản, ngày tựu trường cũng là cơ hội để học sinh khoe những món đồ mới. Hầu hết học sinh nam có thể mặc áo sơ mi có cổ kèm với áo len hoặc vest. Học sinh nữ sẽ mặc váy. Đối với các bà mẹ, một chiếc áo khoác cùng một chiếc váy màu trắng hay màu be được coi là phù hợp cho dịp hạnh phúc này. Trang phục phù hợp với dịp này thường xuất hiện trong các cửa hàng từ tháng 3, nhưng bạn có thể muốn sắm sớm hơn và mua được chúng với giá rẻ ngay từ tháng 1.

Theo villageimpact, savvytokyo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ