Ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh già

Nhiều người nghĩ chỉ người 60-70 tuổi mới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; gần đây các bác sĩ ghi nhận cả các bệnh nhân dưới 30 tuổi.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân sẽ được cho vào chương trình quản lý và được phát thuốc miễn phí.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân sẽ được cho vào chương trình quản lý và được phát thuốc miễn phí.

Giáo sư Ngô Quý Châu - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết: Hiện nay số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng trẻ hóa.

Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 40 tuổi, gần đây tại bệnh viện đã xuất hiện nhiều ca bệnh dưới 30 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là có nhiều người hút thuốc lá, thuốc lào sớm nên độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.

Một số nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến hành trên từng khu vực nhất định cho thấy tỷ lệ mắc bệnh này tại Việt Nam là khoảng 4% người trên 40 tuổi, trong đó 7% là nam, cao hơn so với nữ giới (2%). Tỷ lệ mắc bệnh ở thành phố cao hơn nông thôn.

Theo bác sĩ, bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính nặng thường kèm theo các bệnh lý như suy kiệt, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim... phải điều trị liên tục, tốn kém. Đặc biệt, trong thời tiết lạnh của mùa đông miền Bắc, số bệnh nhân mắc căn bệnh này càng có xu hướng gia tăng, diễn biến nặng.

Phổi tắc nghẽn là bệnh lý đặc trưng thuộc đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở, không thể hồi phục hoàn toàn. Với các triệu chứng ho kéo dài, khạc đàm, khó thở, bệnh này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hô hấp khác như hen suyễn.

Ở Việt Nam, bệnh ít được phát hiện sớm, có tới 25-50% bệnh nhân COPD không được chẩn đoán đúng trước khi nhập viện điều trị.

Phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh có nguy cơ gây tử vong cao và chi phí điều trị tốn kém. Chi phí cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tương đương với chi phí cho ung thư phổi.

Chi phí này tăng lên tương ứng với mức độ nặng của bệnh, số ngày nằm điều trị tại viện, đặc biệt tại các khoa điều trị hồi sức cấp cứu.

Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại một số quốc gia châu Á cũng cao đáng kể. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này.

Bệnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia. Đến năm 2020, tỷ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tiếp tục nằm trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu trong khi các nguyên nhân khác đều có xu hướng ổn định hoặc giảm dần.

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh là khói thuốc lá (bao gồm cả người hút thuốc và người hút thuốc thụ động); bụi và hóa chất nghề nghiệp; ô nhiễm không khí; khói diesel, bụi bông... và nhiễm trùng đường hô hấp. Những trường hợp trên 40 tuổi, nếu có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau thì bạn nên đi nghĩ đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

- Hút thuốc lá hoặc thuốc lào trên 10 năm.

- Trực tiếp đun bếp bằng than, củi hoặc rơm, rạ trên 30 năm.

- Tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp.

- Khó thở nặng dần theo thời gian.

- Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm.

- Thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.