Ngành học y khoa không dành cho tất cả mọi người.

Có các bài thi đầu vào và đầu ra dành riêng cho sinh viên Y khoa ở Mỹ.

Ngành học y khoa không dành cho tất cả mọi người.
ngành Y, y khoa, bác sĩ, đào tạo y khoa, trường y

Theo Bảng xếp hạng các trường đại học đào tạo ngành Y xuất sắc nhất thế giới 2015 do QS bình chọn, trong số 10 trường Y đầu bảng thì có tới 6 trường là của Mỹ.

Danh sách này gồm có các tên tuổi lớn như: Harvard, Oxford, Cambridge, Johns Hopkins, Stanford… Đây là những trường đại học đào tạo đa ngành và Y khoa là một trường trực thuộc các trường chủ quản này.

Nhìn vào danh sách của QS nói riêng và danh sách các trường Y hàng đầu khác, không nghi ngờ gì khi khẳng định Mỹ là một trong những quốc gia đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ngành này ở Mỹ cũng tỷ lệ thuận với chi phí mà sinh viên phải bỏ ra. Ngoài ra, Y khoa cũng là một ngành học được cho là đầy thách thức với chính sinh viên bản địa – ngành học chỉ dành cho những người có đam mê và quyết tâm.

Đối với sinh viên quốc tế, có rất ít học bổng Y khoa ở Mỹ. Thậm chí, các website tư vấn chọn ngành thường khuyên các sinh viên quốc tế nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi lựa chọn ngành học này. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và nhận được chứng chỉ hành nghề, họ sẽ nhận được thành quả xứng đáng, bởi bác sĩ là một trong những nghề có thu nhập cao nhất và được tôn trọng nhất ở nước này.

Các trường đào tạo ngành Y ở Mỹ bao gồm cả trường công và trường tư. Đặc biệt, học phí ở các trường tư cho ngành học này vô cùng đắt đỏ. Thời gian đào tạo chung thường là 4 năm, sau đó là thời gian đào tạo chuyên khoa cụ thể từ 3 đến 7 năm.

Tiêu chí quan trọng nhất để vào được trường Y ở Mỹ là bài thi MCAT – bài kiểm tra đầu vào dành riêng cho các trường Y. Bài kiểm tra này đòi hỏi khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, viết rõ ràng, cộng với kiến thức về các lĩnh vực khoa học khác. Điểm thi MCAT tốt là yếu tố then chốt để vào được một trường Y tốt.

Mặc dù đào tạo chung một ngành, nhưng mỗi trường Y ở Mỹ đều đặt ra cho mình một sứ mệnh khác nhau. Ví dụ như có những trường tập trung vào đào tạo các bác sĩ thiên về chăm sóc, trong khi một số khác lại tập trung vào đào tạo các bác sĩ thiên về nghiên cứu.

Giống như nhiều quốc gia khác, trường Y ở Mỹ thường đào tạo các môn khoa học như: sinh học, hóa học chung, hóa học hữu cơ. Cũng có một số trường đào tạo thêm các môn học nhân văn khác, cộng với tiếng Anh và Toán.

Ngay năm đầu tiên, sinh viên đã được học các lớp như giải phẫu, mô học, bệnh lý học, hóa sinh học. Những khóa học này gồm cả học lý thuyết trên lớp khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó là thực hành ở phòng thí nghiệm trong vài giờ. Ở đây, sinh viên sẽ được động dao kéo với tử thi hoặc xác động vật để nâng cao khả năng thực hành.

Sinh viên cũng có cơ hội được thực tập ở các bệnh viện thường xuyên – nơi mà họ được học cách tương tác với bệnh nhân và làm quen với công việc tương lai của mình. Các kỳ thực tập ngày càng thường xuyên hơn khi học đến năm cuối.

Trước khi được nhận bằng Bác sĩ Y khoa, sinh viên phải vượt qua bài thi USMLE. Bài thi này gồm 3 phần và sẽ diễn ra trong suốt quá trình học tập. Phần đầu tiên thường là sau năm thứ 2, phần thứ 2 diễn ra trong năm thứ 4, phần 3 diễn ra sau năm đầu tiên của giai đoạn đào tạo chuyên khoa. Mỗi bài thi đều khác nhau để đảm bảo rằng sinh viên đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định của ngành nghề này.

Do thời gian đào tạo kéo dài, chi phí đắt đỏ và sự vất vả nên ngành Y ở Mỹ không phải là ngành học dành cho tất cả mọi người. Chỉ những sinh viên thực sự đam mê mới theo được ngành học này.

Theo vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.