Ngành GD&ĐT Đồng Nai đề ra 5 giải pháp cơ bản năm 2019

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Dự thảo kế hoạch đưa yêu cầu: Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non.

Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông. Phấn đấu năm học 2019 - 2020 có 92,6% học sinh THCS và 74,4% học sinh THPT đi học đúng độ tuổi.

Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020; thúc đẩy việc học tập của người lớn; đẩy mạnh dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cún khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Dự thảo kế hoạch đưa ra các nhóm nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;

Triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, đảm bảo an toàn trường học;

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD&ĐT. Tăng cường hội nhập quốc tế trong GD&ĐT. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

5 nhóm giải pháp cơ bản cũng được đưa ra. Trong đó có hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về GD&ĐT; nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ