Ngàn người thành kính dự lễ hội Gò Đống Đa

Ngàn người thành kính dự lễ hội Gò Đống Đa

Với cuộc hành quân và tấn công thần tốc, Nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 
Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn.
 Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn. 
Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.
 Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.
Đây là sự kiện gắn với chiến thắng của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trước quân xâm lược nhà Thanh.
Đây là sự kiện gắn với chiến thắng của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trước quân xâm lược nhà Thanh. 
Trong khoảng thời gian trước khi diễn ra phần chính hội (từ 6 – 8 giờ sáng), các nghi lễ như: Tế lễ, rước kiệu hoàng đế Quang Trung và hoàng hậu Lê Ngọc Hân, dâng hương đã được các cụ cao niên, đoàn Tế lễ đễn từ các tỉnh (Quảng Ninh, Nam Định…) tiến hành sớm.
Trong khoảng thời gian trước khi diễn ra phần chính hội (từ 6 – 8 giờ sáng), các nghi lễ như: Tế lễ, rước kiệu hoàng đế Quang Trung và  hoàng hậu Lê Ngọc Hân, dâng hương đã được các cụ cao niên, đoàn Tế lễ đễn từ các tỉnh (Quảng Ninh, Nam Định…) tiến hành sớm. 
Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm hôm nay (29/1), mặc dù thời tiết lạnh nhưng đã có hàng ngàn du khách thập phương đã đổ về dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung.
Theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm hôm nay (29/1), mặc dù thời tiết lạnh nhưng đã có hàng ngàn du khách thập phương đã đổ về dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung. 
Đoàn đại biểu dâng hương.
 Đoàn đại biểu dâng hương.
Sau phần đọc Trúc văn, lãnh đạo Quận Đống Đa chính thức tuyên bố khai hội. Người dân được xem lại một tiết mục do các diễn viên Nhà hát Tuồng Trung ương thể hiện.
Sau phần đọc Trúc văn, lãnh đạo Quận Đống Đa chính thức tuyên bố khai hội. Người dân được xem lại một tiết mục do các diễn viên Nhà hát Tuồng Trung ương thể hiện.  
Hình tượng vua Quang Trung do diễn viên Nhà hát Tuồng Trung ương thể hiện trong màn trình diễn trước cửa Đền thờ vua Quang Trung.
Hình tượng vua Quang Trung do diễn viên Nhà hát Tuồng Trung ương thể hiện trong màn trình diễn trước cửa Đền thờ vua Quang Trung. 
Lễ hội Gò Đống Đa sẽ chỉ diễn ra trong ngày hôm nay (29/1) từ 6h đến 16h tại Công viên văn hóa Đống Đa (số 4 phố Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội).
Lễ hội Gò Đống Đa sẽ chỉ diễn ra trong ngày hôm nay (29/1) từ 6h đến 16h tại Công viên văn hóa Đống Đa (số 4 phố Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội). 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ