Nga xích lại gần EU bất chấp nhiều khác biệt

Nga đang ngày càng xích lại gần phương Tây khi nhận được nhiều sự ủng hộ của các nước yêu cầu EU hủy bỏ lệnh trừng phạt.

Nga xích lại gần EU bất chấp nhiều khác biệt

Ukraine có thể nhân nhượng vấn đề Donbass

Mới đây trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Gromadska, ông Evgeny Marchuk - đại diện Ukraine trong phân nhóm các vấn đề an ninh thuộc Nhóm liên lạc ba bên về giải quyết xung đột Donbass nhấn mạnh, nếu lực lượng an ninh Ukraine bắt đầu các hoạt động chiến đấu ở Donbass thì điều đó sẽ đặt dấu chấm hết cho Thỏa thuận Minsk-2.

“Điều này có nghĩa rằng tất cả các vũ khí hạng nặng như hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U hay pháo tự hành Hyacinth có cỡ nòng lớn sẽ quay trở lại tiền tuyến và “một mớ hỗn độn” sẽ bắt đầu… Thử hình dung, nếu chúng ta phát động tấn công thì các đối tác quốc tế sẽ nói lời tạm biệt với chúng ta. Và vì hành vi này trong tương lai sẽ không lực lượng nào muốn hợp tác với chúng ta nữa”, ông Marchuk nhấn mạnh.

Nhà ngoại giao cũng cho rằng hiện vẫn chưa có một giải pháp ngoại giao hay chính trị nào cho cuộc xung đột tại Donbass vì khu vực này cần một giải pháp toàn diện, tổng hợp.

Nga xich lai gan EU bat chap nhieu khac biet - Anh 1

Ukraine có thể nhân nhượng trong vấn đề Donbass để tránh những căng thẳng có thể xảy ra.

Tuy nhiên ông Evgeny Marchuk cho rằng, Ukraine có thể sẽ đi tới những nhượng bộ nhất định nhằm giải quyết tình hình tại Donbass.

“Việc này không thể giải quyết nhanh chóng trong vòng 1 tháng hay 1năm, nhưng tôi chắc chắn rằng Ukraine hoàn toàn sẽ tìm ra giải pháp giải quyết. Có thể là một thỏa hiệp không tốt đẹp cho lắm… Cần phải có một bên chấp nhận thỏa hiệp. Có những vấn đề mà chúng ta không thể đi tới thỏa hiệp, đó là: lãnh thổ, chủ quyền và quy chế nhà nước, nhưng chúng ta có thể thỏa hiệp về mặt chiến thuật”, ông Marchuk khẳng định.

Thực tế, từ khi Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LNR) và Donetsk tự xưng (DNR) tại Donbass tuyên bố độc lập sau một cuộc đảo chính diễn ra vào hồi tháng 2/2014 tại Ukraine, chính quyền Kiev đã liên tiếp đưa ra các cáo buộc về bàn tay của Nga gây ra rối loạn tại khu vực miền Đông đất nước này.

Cùng với quyết định sát nhập Crimea vào lãnh thổ của tổng thống Putin, thời gian qua Ukraine đã tiến hành nhiều biện pháp đáp trả lại điện Kremlin. Liên minh châu Âu cũng dựa vào những hoạt động này để gia tăng trừng phạt kinh tế nhằm vào Moskva.

Việc tuyên bố có thể nhân nhượng trong vấn đề Donbass lần này của Kiev được coi là dấu hiệu tích cực với điện Kremlin, nhất là khi EU đang muốn dựa vào tình hình hỗn loạn tại Ukraine để toan tính gia tăng thêm trừng phạt 1 năm đối với Moskva.

Nga đang xích gần EU?

Cùng với những động thái nhượng bộ của Ukraine, thời gian gần đây trong nội bộ nhiều nước EU cũng xảy ra những cuộc đấu tranh gay gắt. Đặc biệt các lời đề nghị, kêu gọi giảm trừng phạt, chấm dứt trừng phạt với Moskva đang được nhắc đến nhiều hơn.

Đất nước tiên phong trong vấn đề này là Đức.

Trong lần phát biểu mới đây với báo chí, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng, EU nên dần gỡ bỏ trừng phạt Nga do tiến trình hòa bình ở Ukraine đang có tín hiệu tốt đẹp.

Nga xich lai gan EU bat chap nhieu khac biet - Anh 2

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tiếp tục lên tiếng yêu cầu gỡ bỏ dần các trừng phạt đối với điện Kremlin

“Trừng phạt không phải là kết thúc. Chúng ta nên đưa ra một vài sư khích lệ nhằm đạt được thay đổi. Trừng phạt Nga nên được gỡ bỏ dần khi một phần của thỏa thuận Minsk được thực hiện. Cách tiếp cận kiểu “được ăn cả ngã về không” đang không cho thấy sự hiệu quả”, ông Steinmeier nhận định.

Ngoại trưởng Đức phủ nhận hoàn toàn việc ông đứng về phía Điện Kremlin khi cho biết, những xung đột lớn cần có nhiều cách nhìn nhận giải pháp khác nhau.

Trong một cuộc phỏng vấn khác cách đây không lâu, ông Steinmeier cũng đã lên tiếng chỉ trích NATO về việc tập trận tại Đông Âu trong tháng 6, điều hoàn toàn có thể làm tồi tệ thêm quan hệ với Nga.

Nga xich lai gan EU bat chap nhieu khac biet - Anh 3

Nhiều tín hiệu lạc quan cho thấy Nga đang thắng thế trong cuộc đối đầu với EU xung quanh các biện pháp gia tăng cấm vận

Không chỉ có Đức, Áo cũng là nước thể hiện lập trường của mình cứng rắn hơn với vấn đề trừng phạt Moskva của EU.

Trong một cuộc thảo luận trên kênh truyền hình ORF, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tuyên bố đã đến lúc EU thực hiện một nỗ lực để xác định điểm chung với Nga tiến tới gỡ bỏ trừng phạt chống nước này.

“Tôi cho rằng chúng ta nên từng bước đi đến một một tạm ước mà trong đó mỗi lần thực thi Thỏa thuận Minsk, cứ từng bước đi riêng lẻ (được thực hiện), đáp lại, các lệnh trừng phạt sẽ dần dần được dỡ bỏ", ông Sebastian Kurz tuyên bố.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ