Nga rút quân, Syria sẽ ra sao?

GD&TĐ - Nga đã chính thức rút phần lớn lực lượng của họ khỏi Syria từ ngày 15/3. Quyết định này được dư luận thế giới hết sức ủng hộ, tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra rằng tương lai của Syria sẽ ra sao?  

Nga rút quân, Syria sẽ ra sao?

Rút quân trong tư thế của người chiến thắng

Tổng thống Nga V.Putin vừa tổng kết sơ bộ về cuộc chiến ở Syria mà Nga can dự, theo đó, chi phí cho các hoạt động quân sự là 33 tỷ rub. Tuy nhiên, theo lời V.Putin “các hoạt động quân sự ở Syria phải tiêu tốn một khoản chi phí nhất định, nhưng hầu hết trong số đó là từ nguồn lực của Bộ Quốc phòng. Số tiền 33 tỷ rub này trước đó đã thuộc vào ngân sách của Bộ Quốc phòng dành cho công tác huấn luyện chiến đấu.

Chúng tôi chỉ chuyển hướng các nguồn lực để phục vụ cho các nhóm hoạt động ở Syria”. Cũng theo lời V.Putin, chi phí cho các hoạt động quân sự ở Syria trong 6 tháng qua như vậy là hoàn toàn xứng đáng. Tổng thống Nga phủ nhận con số 38 tỷ rub mà RBC dựa trên số liệu của Bộ Quốc phòng và đánh giá của các chuyên gia, coi đó là con số không chính xác.

Ông Putin ca ngợi hoạt động của các phi công Nga ở Syria là “xuất sắc”. Putin bổ sung thêm rằng các lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật của Nga đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất - TASS trích lời Tổng thống.

Theo V.Putin, kế hoạch rút một phần đáng kể quân lực Nga khỏi Syria đã được bàn bạc với Tổng thống Bashar Assad trước đó và đã nhận được sự ủng hộ của ông ấy. Tổng thống Nga cũng khẳng định, nhiệm vụ của quân đội Nga tại Syria là chống lại chủ nghĩa khủng bố, được lựa chọn thời gian vào thời điểm tích cực nhất. V.Putin đích thân trao tặng các danh hiệu anh hùng, các huân, huy chương cho 17 cá nhân xuất sắc trong cuộc chiến ở Syria.

Tương lai của Syria sẽ ra sao?

Quyết định rút một phần lớn lực lượng khỏi Syria không có nghĩa là Nga bỏ mặc chính quyền Bashar Assad. Trên thực tế, Nga vẫn còn 2 căn cứ quân sự quan trọng là Tartus và Hmeymime ở Syria và quân đội Nga có khả năng kiểm soát toàn bộ bờ biển của nước này.

Nói về nhiệm vụ hiện nay của Nga ở Syria, V.Putin khẳng định, Moskva sẽ hỗ trợ tài chính và tình báo cho Tổng thống Syria Bashar Assad, trong đó có cả từ không gian. Tổng thống Nga khẳng định ở Syria sẽ có hệ thống phòng không S-400 và “Pantsir-F” thường xuyên trực chiến.

Ông Putin nhấn mạnh rằng quân đội Nga sẽ đẩy lùi tất cả các cuộc tấn công vào các nhóm quân sự Nga ở Syria. “Các hệ thống phòng không của chúng tôi sẽ được khai hỏa vào bất cứ mục tiêu nào mà chúng tôi cho là có mối đe dọa đối với binh lính Nga. Tôi muốn nhấn mạnh - chống lại bất cứ mục tiêu nào” - V.Putin khẳng định.

“Nếu cần thiết, chỉ cần vài giờ đồng hồ Nga có thể bổ sung lực lượng của mình đến khu vực với quy mô phù hợp với tình hình và sử dụng toàn bộ kho vũ khí có sẵn của chúng tôi” - V.Putin tuyên bố.

Điều làm giới phân tích hết sức quan tâm rằng quyết định rút quân khỏi Syria của Nga được đưa ra trước cuộc đàm phán về Syria tại Geneva đúng 1 ngày. Theo các nhà phân tích thì đây là một cử chỉ đầy thiện chí, cho thấy Moskva không có ý định đạt mục đích bằng sức mạnh quân sự mà bằng đối thoại hòa bình. V.Putin cho biết: “Chúng tôi thấy sự kiềm chế của ông ấy (Bashar Assad - ND), một sự chân th

ành hướng đến hòa bình, sẵn sàng cho các thỏa hiệp và đối thoại”. Như vậy, Nga đã tạo ra sức ép không nhỏ đẩy chính quyền Bashar Assad đang trên thế thắng ở các chiến trường phải ngồi vào bàn đàm phán. Về phần mình, V.Putin nhấn mạnh thêm: “Có thể thẳng thắn tuyên bố rằng chúng tôi không can dự vào xung đột nội bộ ở Syria… việc tìm kiếm cho một quyết định cuối cùng để quyết định tương lai của đất nước, tất nhiên, người dân Syria phải làm lấy”.

Quyết định rút quân khỏi Syria của Nga khiến người Mỹ bất ngờ. Tổng thống Barack Obama ngay lập tức có cuộc điện đàm với V.Putin và trong tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ lên đường sang Moskva để bàn bạc cụ thể.

Điều dễ thấy rằng, tương lai của Syria sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột. Rất có thể Syria sẽ thành lập một nhà nước liên bang theo đề nghị của một số phe phái. Tất cả những điều ấy sẽ được giải quyết trên bàn đàm phán ở Geneva dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, trong đó Nga và Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ