Nếu không muốn ô tô "nằm đường" hãy thay thế ngay các bộ phận này

Nếu không muốn ô tô "nằm đường" hãy thay thế ngay các bộ phận này

Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ cũng như lọc nhiên liệu nhằm hạn chế cặn bã, bụi bẩn, các tác nhân cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa… hoạt động ổn định. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.

Thực tế, ô tô có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với xe máy. Đặc biệt ô tô có nhiều bộ phận mà nhà sản xuất khuyến cáo cần được theo dõi, bảo dưỡng và chủ động thay thế định kỳ.

Nếu không có sự quan tâm đúng mực đến các bộ phận này, cũng như không bảo dưỡng, thay thế kịp thời, ô tô sẽ rất dễ “lâm trọng bệnh” hoặc nằm đường bất kỳ nào. Dưới đây là những bộ phận cần bảo dưỡng theo định kỳ tài xế không nên bỏ qua. 

Nếu không muốn ô tô "nằm đường" hãy thay thế ngay các bộ phận này ảnh 1
Thường xuyên thay thế và bảo dưỡng một số bộ phận trên ô tô giúp lái xe an toàn, sử dụng bền lâu.

Bugi động cơ

Không chỉ quan trọng đối với xe máy, mà bugi còn rất quan trọng đối với ô tô. Bugi đảm nhận nhiệm vụ sinh tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và điện cực nối mát, giúp đốt cháy hỗn hợp xăng – không khí từ chế hoà khí được nạp vào buồng đốt. Do đó, tuy nhỏ nhưng bugi lại đóng vai trò không nhỏ trong sự vận hành của động cơ.

Nếu bugi hỏng, xe ô tô sẽ có thể gặp rắc rối lớn. Theo nhà sản xuất tính toán, bugi của ô tô có tuổi thọ kéo dài đến khoảng 8 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật lại khuyến cáo, để tránh rủi ro, tốt nhất nên chủ động thay bugi sau mỗi 160.000 km.

Lọc gió cabin – lọc nhiên liệu – lọc khí động cơ

Lọc gió cabin còn được gọi là lọc gió điều hoà. Lọc gió này có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài đưa vào khoang cabin hành khách. Thực tế cho thấy, môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm, nhiều đường sá “đậm đặc” khói bụi.

Vì thế, lọc gió cabin sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn. Nếu lọc gió bị nhiễm bẩn, không khí bên trong ô tô rất dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người ngồi trong xe.

Ngoài ra, lọc gió cabin bị bẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc ô tô phát sinh mùi hôi khó chịu, và khiến hệ thống điều hoà hoạt động không hiệu quả.

Theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ, lọc gió cabin nên thay thế định kỳ sau 20.000km. Nếu xe tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ô nhiễm nặng, đường sá nhiều bụi bẩn, thì nên thay sớm hơn. Bên cạnh đó, sau mỗi 5.000km cũng nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió.

Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu có tác dụng lọc giữ bụi bẩn, nước, cặn bã… nhằm bảo vệ động cơ và hệ thống bơm phun. Lọc nhiên liệu giúp đảm bảo sự “tinh khiết” tuyệt đối cho hỗn hợp xăng – dầu và không khí khi bơm vào xi-lanh. Điều này giúp động cơ của xe luôn đạt hiệu suất cao nhất.

Nếu không được thay thế định kỳ, sau một thời gian dài làm việc, cặn bẩn sẽ bám đầy, khiến lọc bị tắt nghẽn. Khi ấy, nhiên liệu không đến động cơ đầy đủ, gây tình trạng khởi động không nổ máy, động cơ thiếu công suất, xe đột ngột chết máy khi chạy tốc độ cao.

Các nhà sản xuất khuyến cáo, lọc nhiên liệu nên thay sau mỗi 80.000km. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỹ thuật lại cho rằng nên thay lọc định kỳ 2 năm.

Lọc khí động cơ

Lọc khí động cơ là một bộ phận lọc khác đóng vai trò rất quan trọng. Lọc khí động cơ có nhiệm vụ lọc sạch không khí để bơm vào trong xi lanh. Nếu lọc khí động cơ sạch, hoạt động tốt xe sẽ khởi động trơn tru.

Còn nếu lọc khí bị bẩn, động cơ xe sẽ bị yếu, thậm chí khởi động máy không nổ. Theo chuyên gia, việc thay thế lọc gió động cơ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường đường sá… Trong điều kiện đường sá ô nhiễm, thì nên thay lọc gió sau mỗi 20.000 km.

Dây curoa

Dây curoa có nhiệm vụ liên kết, dẫn động nhiều bộ phận khác nhau trong khoang máy như điều hoà, quạt tản nhiệt, hệ thống trợ lái, bơm dung dịch… Với các dòng xe phổ thông, một dây curoa sẽ phụ trách truyền động.

Còn những dòng xe cao cấp, thường có hai dây curoa đối xứng. Riêng một số dòng xe giá rẻ, có thể có đến hai dây curoa độc lập. Một giúp truyền động, một cho hệ thống điều hoà và máy phát.

Sau một thời gian làm việc, dây curoa sẽ bị hao mòn, mục, giãn do hoá chất và ẩm, nặng có thể bị xoắn dẫn đến đứt. Nếu dây curoa đứt, rất nhiều bộ phận trong động cơ sẽ “đình công” hàng loạt.

Trường hợp tệ nhất là động cơ bị đội nắp máy, bắt buộc phải dỡ ra để đặt lại trục và piston. Việc này sẽ tốn khá nhiều chi phí. Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, dây curoa động cơ nên thay sau 58.000 km, còn dây curoa cam nên thay sau mỗi 96.000 – 145.000km.

Dầu hộp số và dầu phanh

Dầu hộp số đóng vai trò quan trọng, nhất là với xe số tự động. Dầu hộp số không chỉ giúp bôi trơn, làm mát, làm sạch, mà còn là một phần không thể thiếu trong hệ thống van và piston thuỷ lực giúp điều khiển hoạt động của hộp số.

Nếu thiếu dầu hộp số, động cơ sẽ hoạt động yếu, tăng tốc chậm. Trong trường hợp nặng, hộp số có thể bị hỏng. Các nhà sản xuất khuyến khích nên thay dầu hộp số sau 80.000 km.

Dầu phanh cũng quan trọng không kém đối với sự vận hành của xe. Dầu phanh dùng lâu ngày sẽ bị “ngậm nước” do tự hút ẩm từ không khí.

Điều này khiến nhiệt độ sôi dầu bị hạ thấp, gây hiện tượng dầu phanh sủi bọt, giảm khả năng truyền lực của phanh. Từ đó dẫn đến phanh hoạt động kém hiệu quả. Thông thường dầu phanh được thay sau 40.000 km.

Pin/Ắc-quy

Pin giúp sản sinh điện áp và có nhiệm vụ phân phối dòng điện cho xe. Khi khởi động máy, pin sẽ cung cấp điện cho hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ.

Không chỉ thế, pin còn cung cấp điện để phục vụ nhiều nhu cầu khác của người dùng. Theo các nhà sản xuất ô tô, pin/ắc-quy ô tô có tuổi thọ từ 4 – 5 năm. Do đó, sau thời gian sử dụng trên, bạn nên lưu ý thay pin/ắc-quy mới.

Theo vietq.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…