Vitamin C được xem là thành phần chống ung thư nổi trội
Vitamin C (còn được gọi là Acid ascorbic) là một chất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.Vitamin C có thể làm giảm tính thấm mao mạch, tăng tốc quá trình đông máu, thúc đẩy sự hấp thụ sắt, kích thích chức năng tạo máu, tăng sức đề kháng với nhiễm trùng, tham gia vào chức năng giải độc, và thúc đẩy lipid máu, chống dị ứng, và nhiều công dụng khác.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trên thực tế, vitamin C còn có vai trò rất đặc biệt trong việc phòng chống ung thư và các khía cạnh chống ung thư, nhưng không có nhiều người biết.Theo các nghiên cứu cho thấy, các gốc tự do và lão hóa của cơ thể có liên quan chặt chẽ với các tế bào ác tính, vitamin C trong cơ thể có tác dụng loại bỏ một trong những tác nhân gốc tự do quan trọng nhất.Theo kết quả khảo sát dịch tễ học cho thấy, những người bị thiếu vitamin C trong sẽ dễ dàng mắc ung thư hơn những người bổ sung đầy đủ chất này hàng ngày.
Một nghiên cứu của Trung Quốc được thực hiện cụ thể tại vùng Kazak, Tân Cương (TQ), người dân có thói quen ăn nhiều thịt, ít ăn rau quả tươi, cơm và thức ăn khác có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư.Chế độ ăn uống không cân bằng của người dân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn so với các vùng khác trong khu vực. Nguyên nhân được cho là liên quan đến thói quen bổ sung vitamin C và lượng B2 quá ít của người dân.
Cách ngừa ung thư
Nhai cà rốt
Chỉ cần ăn vượt quá nhu cầu hơn 100 calo mỗi ngày có thể dẫn đến tăng 5 kg một năm. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân góp phần dẫn đến 10 loại ung thư bao gồm đường ruột, vú và gan.
Bạn không nhất thiết phải từ bỏ các bữa ăn nhẹ, chỉ cần thay thế chúng bằng những thực phẩm ít calorie. Chẳng hạn nên thay khoai tây chiên bằng các loại rau như cà rốt. Nếu không thể từ bỏ thói quen ăn ngọt, hãy thay thế bằng một thanh chocolate nhỏ dưới 100 calo.
Bỏ thói quen ăn bánh mì trắngNên thay thế bánh mì trắng, mì ống bằng ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ. Một lát bánh mì làm từ bột nguyên chất chứa 2,5 g chất xơ, trong khi bánh mì trắng chỉ chứa 1g.
Xem thêm: Làm thế nào để bảo quản vitamin C trong quá trình nấu nướng?
Chất xơ giúp no lâu, dễ dàng duy trì trọng lượng khỏe mạnh và giảm nguy cơ ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì. Nó cũng giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi, hạn chế nguy cơ ung thư đường ruột.
Giảm muối
Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Theo các nhà khoa học, lý do là muối có thể gây hại niêm mạc dạ dày. Nên sử dụng các loại gia vị, rau thơm, tỏi, chanh, hạt tiêu đen, gừng... để tăng hương vị món ăn mà không cần phải dựa vào muối.
Ảnh minh họa
Ăn chay mỗi tuần một ngày
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Cách chế biến thịt như xông khói, dăm bông có nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Chất gây ung thư có thể được hình thành trong quá trình bảo quản thịt bằng hóa chất, phơi hay muối.
Lựa chọn chế độ ăn không có thịt một ngày mỗi tuần hoặc thêm cá vào thực đơn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.