Nền nhiệt toàn cầu 2015 đạt kỷ lục cao nhất trong 4.000 năm qua

Theo các nhà khoa học, Trái đất đã phải trải qua mùa hè nắng nóng nhất trong hơn 4.000 năm qua, dựa theo các số liệu chi tiết có trong hồ sơ được lưu giữ.

Cảnh báo nắng nóng nguy hiểm trên con đường dẫn tới thung lũng Death (thung lũng cái chết) ở California, nước Mỹ mùa hè năm 2015.
Cảnh báo nắng nóng nguy hiểm trên con đường dẫn tới thung lũng Death (thung lũng cái chết) ở California, nước Mỹ mùa hè năm 2015.

Mùa hè , ở Bắc bán cầu kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, các nhà khí tượng học đã đo được nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất kể từ năm 1880. Bên cạnh đó, 7 trong số 9 tháng đầu năm 2015, nhiệt độ trung bình đạt mức kỷ lục .

Đến thời điểm này trong năm mà các bạn vẫn mặc áo phông, quần sooc? Nếu như các bạn băn khoăn thì đây là câu trả lời: nhiệt độ trung bình toàn cầu của riêng tháng 9/2015 (đo ở mặt đất và đại dương) đạt mức cao nhất chưa từng có.

“Nền nhiệt cao đạt mức kỷ lục do ảnh hưởng của hiện tượng nước biển nóng lên ở khu vực Thái Binh Dương, và dự báo nhiệt độ cao cũng sẽ kéo dài trong suốt cả mùa xuân” - Nhà khí tượng học cấp cao Dave Hennen cho biết.

Nghiên cứu khí hậu cho thấy, năm 2015 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất tính từ thời đại đồ đồng. Nghiên cứu cũng cho biết nhiệt độ quá cao được báo cáo gửi về khắp từ Đông Phi tới Trung Đông, một phần Đông Nam Á, hầu hết phía Bắc của Nam Mỹ, vùng trung tâm và phía Đông Bắc Mỹ.

Nắng nóng đã khiến đường giao thông chảy nhựa, hàng trăm người chết, cây cối khô hạn, cháy rừng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thế giới lại có một số khu vực nhiệt độ giảm, khí hậu mát mẻ hơn những năm trước như ở phía Nam Nam Mỹ, phía Tây Canada, Alaska và một vùng ở Trung Á.

Các chuyên gia dự đoán, hiện tượng nước biển nóng lên sẽ đạt đỉnh vào cuối mùa thu, đầu mùa đông và nó sẽ chỉ yếu đi khi mùa xuân đến.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ