Nên hay không nên để con tự ý chọn mua quần áo?

Tôi và mẹ mình đã có một cuộc tranh luật gay gắt về việc chọn lựa quần áo cho lũ trẻ trong nhà. Mẹ tôi nói, bà không hiểu tại sao chúng tôi lại dễ dãi khi để những đứa con được tự ý lựa chọn trang phục cho chúng.

Nên hay không nên để con tự ý chọn mua quần áo?

Sinh ra vào những năm 50 của thế kỷ trước, mẹ tôi vẫn luôn hằn sâu ký ức thời còn bé thơ, bà không được phép lựa chọn quần áo hay đồ chơi, bởi gia đình không phải dư dả. Hơn nữa khi ấy xã hội có những “quy tắc” nhất định về trang phục.

Ví dụ bé trai không được mặc đồ màu sắc, không được mặc áo hoa, khi ra đường không được mặc đồ cộc, hay áo không tay, không cổ. Lứa tuổi thanh niên cũng có phong cách riêng, người lớn tuổi cũng có phong cách đặc thù.

Xã hội thời đó không chấp nhận chuyện “người lớn cưa sừng làm nghé” hay “trẻ học đòi mặc giống người lớn”. Bởi vậy, mẹ tôi vẫn luôn giữ quy tắc này khi nuôi nấng chúng tôi và giờ là với con của tôi, bất kể thời đại đã thay đổi.

Khi bé, tôi đã tuân theo quy tắc của bố mẹ, nhưng khi trưởng thành tôi có phong cách ăn mặc riêng. Tôi thích cách ăn mặc trẻ trung, phóng khoáng và có cá tính. Tôi cũng muốn con cái tôi có phong cách ăn mặc riêng của nó, miễn sao không quá lệch lạc.

Tuy nhiên, mẹ tôi chỉ trích sự thay đổi ấy và bà nhất quyết không chịu hiểu. Bà phàn nàn thậm chí còn giận dữ mỗi khi con gái tôi tự ý đi mua quần áo thời trang tuổi teen bây giờ mà theo bà là không theo đúng lứa tuổi, dù con bé đã 16 tuổi.

Tôi đã không đồng tình với mẹ trong cách nhìn này. Tôi cho rằng, việc tự lựa chọn trang phục theo phong cách riêng của con không chỉ là ở kiểu cách quần áo mà là sự tôn trọng đối với trẻ. Chúng cũng có quyền tạo nên phong cách riêng, được tự mình khám phá cũng như thể hiện bản thân. Chúng cũng cần được sống là chính mình chứ không phải sống hộ người khác, theo lối sống của người khác như những thế hệ trước.

Thời gian đã thay đổi, xã hội cũng đã đổi thay. Mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ thời trang còn chưa phát triển. Khi đó chuyện ăn mặc đẹp, theo mốt, hay trang điểm được coi là lối sống của kẻ ăn chơi, của những người phóng túng, diêm dúa.

Tuy nhiên, trong thời hiện đại, trời trang là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống, ngành thời trang phát triển quá mạnh mẽ, thậm chí nhiều người còn sống chết để được theo kịp với thời trang.

Tương tự, trang phục trên mỗi người là cách để họ thể hiện bản thân với thế giới. Với những đứa trẻ, thời trang cũng là một nhu cầu sống, và phụ huynh cũng có thể dạy con qua chính những trang phục của trẻ. Trẻ sẽ biết cần phải mặc trang phục nào cho phù hợp với môi trường và sức khỏe con người, ví dụ tập thể thao thì không thể mặc những bộ điệu đà lấp lánh mà phải là quần áo thoải mái, thoáng mát, nhưng khi đi sự kiện quan trọng thì cần những bộ cánh thanh lịch.

Qua những bộ trang phục con lựa chọn mặc hằng ngày, tôi cũng có thể biết con thích gì, tính cách ra sao, hay tâm trạng hôm đó của con thế nào.

Nhiều năm trước, trẻ em không được lựa chọn quá nhiều. Họ không được coi là có cảm xúc hoặc ý kiến của riêng mình và người lớn đã đưa ra quyết định thay cho bọn trẻ. Nhưng ngày nay, trẻ có cơ hội được lựa chọn và có ý kiến riêng, chúng trở nên quyết đoán và tự tin vào khả năng của chính mình.

Nhưng như vậy không có nghĩa là tôi để mặc con, để chúng sa ngã vào những bộ đồ “chẳng giống ai”.Khi con tôi từ chối mặc một thứ quần áo, tôi hỏi tại sao con bé không muốn mặc nó, rồi chúng tôi cùng thảo luận về bộ trang phục nào là phù hợp.

Qua đó, con bé đã hiểu rõ giá trị của từng bộ trang phục, và ý nghĩa của bộ quần áo đó. Sau này, con bé có thể tự quyết định khi nào thì nên mặc bộ trang phục đó và trẻ cũng sẽ có trách nhiệm hơn khi lựa chọn đồ cho mình.

Tôi là một phụ huynh nghiêm ngặt nhưng nhiệt tình và tôn trọng con tôi. Con tôi là một cô bé tốt bụng, thông minh, hài hước và độc lập, và tôi muốn con bé tiếp tục phát triển những đặc điểm đó, bằng việc để con bé được tự mình lựa chọn và quyết định lối sống.

Những người lớn như tôi sẽ chỉ ở bên cạnh làm người bạn đồng hành, nắn chỉnh đường đi của con, cũng như định hướng cho con lối đi sáng tỏ.

Tôi nghĩ những người như mẹ tôi cũng cần thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. Tuy nhiên, tôi và mẹ sẽ cần những cuộc nói chuyện thẳng thắn để có thể tìm được tiếng nói chung và có lẽ điều quan trọng hơn là tạo điều kiện để bà và cháu gần nhau hơn, từ đó mới hiểu nhau và có những khoảng giao thoa giữa lối sống, cách suy nghĩ của hai thế hệ.

Theo songmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.