NATO kêu gọi Nga quay lại thực hiện Hiệp ước INF lần cuối

GD&TĐ - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Nga bảo vệ Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Nếu không Nga sẽ bị cho là quốc gia phá hủy Hiệp ước.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tổng thư ký NATO đã giao cho Nga trách nhiệm bảo vệ Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức đưa tin.

Theo đó, ông Jens Stoltenberg kêu gọi Nga sử dụng cơ hội cuối cùng để giữ lấy INF. Nếu Hiệp ước không được duy trì, tình hình thế giới sẽ trở nên bất ổn. Đây là điều không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào.

Phó Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về các vấn đề quốc tế, ông Andreassey Chepa bày tỏ sự đồng ý với Stoltenberg trong tuyên bố của ông về an ninh châu Âu. Ông Chepa cho biết, Nga không rút khỏi INF mà chỉ dừng việc thực hiện các điều khoản của thỏa thuận này.

Ông cũng đưa ra quan điểm về việc Tổng thư ký Liên minh không áp đặt trách nhiệm đối với Mỹ trong việc duy trì hiệp ước với lí do Mỹ là lãnh đạo của khối quân sự NATO.

Ông nhấn mạnh rằng Nga đang trông cậy vào sự giúp đỡ của Châu Âu, mong rằng các quốc gia NATO có thể tác động để Mỹ quay lại tuân thủ Hiệp ước.

Trước đó, người đứng đầu Cơ quan Đối ngoại Châu Âu (EEIA) Federica Mogherini cũng đã đã kêu gọi Nga quay lại thực hiện Hiệp ước INF. Thông tin này đã được đăng tải trên trang web của Hội đồng châu Âu .

Bà Federica nói rằng, châu Âu rất quan tâm đến sự thay đổi của tình hình xung quanh Hiệp ước INF và lấy làm tiếc về quyết định chính thức của Nga trong việc đình chỉ việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước.

Thời gian sắp tới là cơ hội cuối cùng để đối thoại và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo tồn INF – một Hiệp ước quan trọng đối với an ninh châu Âu, bà nhấn mạnh.

Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng Nga không có ý định tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Quyết định rút khỏi INF của Nga liên quan đến việc Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước từ trước đó.

Ngày 27/6, sau cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tuyên bố rằng sẽ sử dụng tên lửa phi hạt nhân và hệ thống phòng thủ chống tên lửa để đối phó với các tên lửa hành trình của Nga sau khi Hiệp ước INF kết thúc.Tuy nhiên, Mỹ sẽ không triển khai những thiết bị phòng thủ này ở châu Âu.

Theo ông, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về các tên lửa phi hạt nhân với phạm vi nằm ngoài INF. Mỹ cho rằng một vũ khí như vậy sẽ giúp Washington chống lại "các mối đe dọa từ Liên bang Nga".

Trước đó, theo tuyên bố của người đứng đầu bộ phận quốc phòng NATO tại một cuộc họp ở Brussels đã đưa ra gói các biện pháp quân sự nhằm kiềm chế Nga. Gói quân sự này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/8 khi Hiệp ước INF chấm dứt.

Khối quân sự cũng cam kết sẽ không triển khai tên lửa hạt nhân mới ở châu Âu.

Hồi tháng 2, Mỹ đã tuyên bố đơn phương chấm dứt tham gia INF. Nhà lãnh đạo Nga gọi quyết định này là "một bước đi trực tiếp hướng tới việc nới lỏng toàn bộ hệ thống các thỏa thuận trong lĩnh vực an ninh quốc tế". Cả hai bên tham gia Hiệp ước đều cáo buộc nhau vi phạm các điều khoản của thỏa thuận.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra điều kiện cho Nga: nếu trước ngày 2/8, Nga không quay lại thực hiện các điều khoản của hiệp ước INF thì Washington sẽ kết thúc thỏa thuận này. Tuy nhiên, Moscow cho rằng Mỹ từ lâu đã phá vỡ INF.

Theo Gazeta.ru

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ