Nâng cao năng lực cạnh tranh lĩnh vực giáo dục đào tạo

Nâng cao năng lực cạnh tranh lĩnh vực giáo dục đào tạo

Kế hoạch nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng GDĐT; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo chương trình sách giáo khoa mới và đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ trình phù hợp; Tập trung cải thiện tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong điều hành của ngành giáo dục Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục trong, ngoài nước và công dân trong việc thực hiện các quy định của Thành phố;

Cải tiến quy trình và đơn giản hóa TTHC để giảm tối đa chi phí thời gian của cơ sở giáo dục gia nhập thị trường; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng GDĐT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.

Để thực hiện mục tiêu trên, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo của Thành phố.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách TTHC, trong đó, công khai danh sách các ô đất trường học dự kiến kêu gọi đầu tư năm 2020 trên cổng thông tin điện tử của ngành tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước tiếp cận; Rà soát và đưa ra phương án đon giản hóa nhóm TTHC quy định liên quan đến điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở GDĐT.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tăng cưòng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà nước: Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên phạm vi toàn Thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của Thành phố về GDĐT phục vụ công tác quản lý các cấp;

Số hóa đồ án rà soát quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2030, qua đó, công khai các vị trí ô đất xây dựng trường học để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục tiếp cận đất đai một cách chủ động.

Ngành GD-ĐT Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GDĐT Thủ đô: Thúc đẩy việc hình thành và phát triển hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa Việt Nam với các quốc gia khác;

Mở rộng các chương trình trao đổi và dịch chuyển học sinh, sinh viên quốc tế; Tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục song phương/đa phương và công nhận bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ