Năm 2020: Vùng đồng bằng sông hồng đào tạo 1.8 triệu SV

Năm 2020: Vùng đồng bằng sông hồng đào tạo 1.8 triệu SV

Trong đó, thành phố Hà Nội đảm nhận khoảng 70 - 75 vạn sinh viên, chiếm khoảng 45 - 50% tổng số sinh viên của vùng cả vùng. Phát triển đào tạo theo hướng nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao ở hệ đại học, sau đại học và hướng nghiệp ở hệ cao đẳng.

Bản Quy hoạch cũng chỉ rõ, trong đô thị lõi lịch sử, giảm quy mô đào tạo từ 66 vạn sinh viên xuống tối đa khoảng 20 vạn sinh viên. Chuyển đổi chức năng sử dụng đất các cơ sở đào tạo hiện hữu; một phần thành đất xây dựng các công trình dịch vụ đô thị tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở 2 cho các trường; phần còn lại chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao sau đại học...

Tại các đô thị vệ tinh như: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh, Chúc Sơn, Sóc Sơn xây dựng các cơ sở mới theo mô hình Khu đại học tập trung, đồng bộ về cơ sở vật chất phù hợp với môi trường đào tạo đại học tiên tiến, dự kiến chỉ tiêu 50 - 60 m2 đất/sinh viên.

Năm 2020: Vùng đồng bằng sông hồng đào tạo 1.8 triệu SV ảnh 1
Hiện nay, chúng ta mới đạt 8 - 10 m2 đất/học sinh.

Đối với hệ thống giáo dục phổ thông, hiện nay đạt 8 - 10 m2 đất/học sinh (tiêu chuẩn >15m2 đất/học sinh). Đối với khu vực nội đô, cải tạo và nâng cấp các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng KCN, các trụ sở cơ quan... hòa nhập tiêu chuẩn giữa trường học ở nội đô và ngoại đô. Đối với các đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học theo tiêu chuẩn quốc gia.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.