Sự mở rộng căn cứ quân sự tại Guam sẽ bao gồm 1 cảng cho tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, 5 khu tập bắn đạn thật và mở rộng căn cứ không quân trên hòn đảo này.
Đây sẽ là đầu tư lớn nhất tại một căn cứ quân sự ở biển tây Thái Bình Dương sau Thế chiến thứ 2 và là khoản chi tiêu về cơ sở hạ tầng hải quân lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
A B-1B Lancer takes off from Andersen Air Force Base in Guam in 2003 |
Tuy nhiên, cư dân trên đảo Guam e ngại rằng việc xây dựng trên có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của mình.
Những ước tính cho thấy dân số trên đảo sẽ tăng gần 50% từ con số hiện tại là 173.000 vào khi công việc xây dựng cao điểm. Đây sẽ là nơi ở của 19.000 lính hải quân – những người mà sau đó sẽ chuyển đến đảo Okinawa của Nhật nơi lực lượng của Mỹ đang dần ít được quan tâm.
Cơ quan bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA) cho biết rằng công việc xây dựng có thể gây ra sự thiếu nước trầm trọng. EPA cho biết việc nạo vét cảng nhằm cho phép mẫu hạm cập bến có thể làm ảnh hưởng tới 71 ha đá san hô còn nguyên sơ.
Tuy nhiên, nỗi lo lắng của dân chúng địa phương nơi đây đã bị cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc bỏ qua. Trung Quốc đã mở rộng đáng kể hạm đội của mình trong suốt thập kỷ qua, nhằm ngăn chặn Mỹ có những can thiệp về quân sự trong bất kỳ những xung đột trong tương lai nào về Đài Loan – mà Bắc Kinh cho rằng của mình và hướng sức mạnh của mình về những lãnh thổ đang còn tranh cãi ở vùng biển Nam Hải có nhiều ga và dầu.
Việc phát triển hải quân của Trung Quốc cũng nhằm vào việc đảm bảo an ninh đường biển từ Trung Đông, nơi Trung Quốc sẽ nhập khoảng 70 đến 80% lượng dầu mà nước này cần vào năm 2035 vì sợ rằng bị Mỹ chặn lại bằng một cuộc xung đột. Do đó Trung Quốc đã đầu tư vào cái gọi là “chuỗi ngọc trai” – một mạng lưới những căn cứ nằm khắp vành đai Ấn Độ dương như Hambantota ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan và trong công cuộc phát triển hải quân có thể điều khiển được từ xa tại nhà.
Các chuyên gia đều cho rằng hiện tại Trung Quốc chưa đủ khả năng thách thức với Mỹ về thế lực tại Thái Bình dương và Ấn Độ dương. “Trung Quốc có một sự thèm ăn lớn nhưng chưa có đủ răng” – Carl Ungerer, một nhà phân tích của Viện Chính sách chiến lược Australia cho biết.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã có ý định rõ ràng là tăng cường lực lượng hải quân của mình. Nước này đã yêu cầu mua một số tàu ngầm hiện đại và tàu khu trục do Nga sản xuất. Xưởng đóng tàu Trung Quốc đang chế tạo những chiếc tàu ngầm chạy bằng hạt nhân mới cũng như những mẫu hạm. Cũng có thông tin cho rằng Trung Quốc đang thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo mới là Dong Feng 21D có thể đáp trả hiệu quả đối với những mẫu hạm không phòng thủ của Mỹ.
Mỹ cũng đang đầu tư 126 triệu bảng khác nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng đảo san hô ở Ấn Độ dương thuộc sở hữu của Anh. Những nâng cấp quan trọng tại Dego Carcia dự kiến sẽ hoàn thành năm 2013 sẽ là khả năng sửa chữa tàu ngầm do tên lửa định hướng chạy bằng hạt nhân có thể mang tới 154 tên lửa hành trình với sức tấn công tương đương với khả năng của một nhóm mẫu hạm chiến đấu Mỹ.
Hà Châu (Theo Telegraph)