Mỹ: Mọi xe hơi đời mới phải “nói chuyện được với nhau” từ 2030

Bộ Giao thông Vận tải Mỹ và các nhà sản xuất xe hơi đã thử nghiệm concept tất cả các xe hơi phải nói chuyện được với nhau (V2V: vehicle-to-vehicle) từ nhiều năm nay.

Mỹ: Mọi xe hơi đời mới phải “nói chuyện được với nhau” từ 2030

Hôm nay, chính phủ Mỹ nói họ rất nghiêm túc với việc các xe hơi phải giao tiếp được với nhau vì lý do an toàn, và đã đưa ra một số điều luật và biện pháp cụ thể, buộc các nhà sản xuất phải thực hiện công nghệ này trên tất cả các xe hơi mới vào năm 2030.

My: Moi xe hoi doi moi phai

Chính phủ đang hy vọng sẽ đặt ra bộ quy định đầy đủ vào năm 2019, bắt đầu thực hiện vào năm 2012 và sẽ có “quy định cuối cùng” đối với mỗi xe ô tô mới trên hệ thống V2V 2 năm sau đó.

Quy định mới này sẽ cho phép các xe ô tô cảnh báo nhau về các trục trặc. Nếu được thực thi, hệ thống mới sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng (ít tai nạn hơn, ít tử vong và ít chi phí liên quan hơn….).

Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ và Hiệp hội an toàn giao thông cao tốc quốc gia đã bắt đầu lên tiếng về việc thiết lập các quy định và điều luật đối với công nghệ đó, và hiện nay các ban ngành đã chính thức công bố dự thảo. Như vậy, các nhà sản xuất xe hơi sẽ phải sử dụng “một hệ thống tin nhắn chuẩn hóa” giữa các xe. Đây là một phần trong công nghệ V2I (vehicle-to-infrastructure – giao tiếp giữa xe và cơ sở hạ tầng) được cho là đi song song với V2V. Hệ thống V2I sẽ khiến cho các đèn giao thông và điểm giao nhau có thể cảnh báo cho xe hơi về những gì sẽ xảy ra phía trước chặng đường của bạn.

Mercedes-Benz đang thực hiện điều này, mặc dù hệ thống V2V trên mẫu E-Class mới của hãng là độc quyền và không tương thích với các xe khác, như là Nissan hay Jaguar sắp ra. Vì thế, mong muốn của chính phủ là một sự chuẩn hóa.

Không hẳn tất cả mọi người đều ủng hộ hệ thống này, vì nó còn nảy sinh vấn đề bảo mật thông tin riêng tư. Bộ Giao thông Vận tải Mỹ và Hiệp hội an toàn giao thông cao tốc quốc gia tuyên bố thông tin cá nhân sẽ không bị truyền tải. “Công nghệ V2V không liên quan đến việc trao đổi thông tin liên kết, quy định yêu cầu các biện pháp bảo mật và riêng tư mạnh mẽ trong mọi thiết bị V2V”, thông cáo báo chí của hai tổ chức nêu rõ.

Các cơ quan cho biết V2V sẽ triển khai trên hệ thống Truyền thông tầm ngắn chuyên dụng, “ngắn” ở đây sẽ là khoảng 300 mét, và “hoạt động trên băng tần 75 MHz trong quang phổ 5.9 GHz, do FCC phân bổ để dùng trong các ứng dụng di động và an toàn phương tiện của Hệ thống Giao thông thông minh (ITS).

My: Moi xe hoi doi moi phai

Các thông tin sẽ được cập nhật “lên tới 10 lần/giây”, từ một xe đến mỗi xe trong vòng phạm vi, tác động đến phanh tự động và điều khiển hành trình thích ứng, để cơ bản hỗ trợ lái xe.

Nghiên cứu của Hiệp hội an toàn giao thông cao tốc quốc gia khi hệ thống V2V và V2I triển khai cùng nhau “có thể loại bỏ hoặc giúp giảm tới 80% độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn, bao gồm va chạm tại nút giao thông hoặc khi chuyển làn”.

Hệ thống này hiện chỉ hạn chế đối với các xe hạng nhẹ. Theo thống kê, các vụ tai nạn giữa các loại xe hạng nhẹ với nhau là 3,4 triệu vụ (chiếm 62% các vụ tai nạn giao thông), khiến 7.325 người tử vong, thiệt hại 109 tỷ USD chi phí kinh tế, và 319 tỷ USD các chi phí khác liên quan.

Tất nhiên, người dân sẽ phải mất tiền để thực hiện hệ thống V2V, đó chính là những người mua xe hơi. Hiệp hội an toàn giao thông cao tốc ước tính chi phí ban đầu sẽ là từ 250-350 USD trên mỗi phương tiện mới mua khi công nghệ V2V được triển khai bắt buộc, tùy thuộc vào việc các xe được trang bị 1 hay 2 radio.

Dù muốn hay không, V2V dường như là chìa khóa của cơ sở hạ tầng lái xe tự động. Liệu các nhà sản xuất xe hơi và người dân Mỹ có muốn triển khai V2V khi nó trở thành một điều luật bắt buộc?

Theo XHTT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ