Mỹ chủ động xin lỗi, Thổ hoan nghênh, Nga "tái mặt"

Mới đây, phía Washington đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tò mò khi chủ động sang tận Ankara để gửi lời xin lỗi với Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ chủ động xin lỗi, Thổ hoan nghênh, Nga "tái mặt"

Nếu như trong lần ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào hồi tháng 1 năm nay, phó Tổng thống Joe Biden còn thẳng thừng tuyên bố rằng: chính sách về người Hồi giáo của Tổng thống Erdogan là hết sức sai lầm và khắt khe, thì vào lần viếng thăm vào hôm thứ Tư này, giọng điệu của ông đã hoàn toàn khác.

Cụ thể, trong chuyến công du lần này, ông Biden mang theo một thông điệp hòa giải, hi vọng rằng mối quan hệ của hai nước sẽ được cải thiện và giảm bớt căng thẳng.

Ông nói rằng: "Hãy để tôi nói với các bạn lần cuối cùng: người dân Mỹ luôn sát cánh bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Barack Obama luôn là người gọi tên nước bạn đầu tiên khi bạn gặp khó khăn. Dù như thế nào, tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi, đáng lẽ ra tôi nên có mặt ở đây sớm hơn".

My chu dong xin loi, Tho hoan nghenh, Nga

Ông Biden mang theo một thông điệp hòa giải, hi vọng rằng mối quan hệ của hai nước sẽ được cải thiện và giảm bớt căng thẳng.

Ông cũng cho hay, các quan chức Mỹ sẽ tiến hành hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để bắt tay vào điều tra những bằng chứng nhằm "vạch mặt" giáo sĩ Gulen - người mà ông Erdogan cáo buộc đứng sau vụ đảo chính đẫm máu ở Ankara, đang lưu vong ở Mỹ.

Một quan chức Mỹ cho biết chuyến đi của ông Biden cũng nhằm mục đích khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ có cái nhìn tích cực hơn với Mỹ và thông qua thông điệp mà ông Biden đem đến, phía Washington muốn bày tỏ rằng Mỹ hiểu những tổn thương, khó khăn mà Ankara phải trải qua sau vụ đảo chính hơn ai hết.

"Sự đồng cảm của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ là rất quan trọng, nó giúp người dân nơi đây hiểu được rằng khi gặp khó khăn, Mỹ luôn bên cạnh họ."

Trước chuyến viếng thăm của phó Tổng thống Biden vài giờ, mối quan hệ giữa Thổ và Mỹ cũng được hâm nóng bằng việc các máy bay Mỹ đã hậu thuẫn cho phía Ankara vượt qua biên giới tiến vào miền bắc Syria để đánh úp và trục xuất nhóm Hồi giáo cực đoan khỏi thành phố Jarablus.

Cựu Tư Lệnh Đồng Minh tại NATO, Đô đốc James Stavridis, cho biết chìa khóa giúp cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ đó là cùng chung quyết tâm chiến đấu và đánh đuổi IS, điều này cũng giúp quan hệ giữa Thổ và NATO ấm dần lên.

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan cũng đã thừa nhận tầm quan trọng của liên minh Mỹ- Thổ, ông rất cảm kích và hoan nghênh thông điệp mang đậm tình đoàn kết của Washington.

My chu dong xin loi, Tho hoan nghenh, Nga

Mỹ chủ động xin lỗi, Thổ hoan nghênh, Nga "tái mặt"

Đây được coi như một dấu hiệu chuyển mình tích cực của mối quan hệ Mỹ - Thổ. Tình liên minh giữa Washington và Ankara đã bị rạn nứt nặng nề sau vụ đảo chính bất thành vào hồi tháng 7, thậm chí có những lúc Thổ đã "từ mặt" và nói Mỹ không phải là bạn.

Ông Erdogan còn hết sức cảnh giác vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ và châu Âu cô lập, ông còn chủ động hàn gắn với Nga, điều này đã khiến cho Mỹ cũng như châu Âu hết sức lo lắng.

Nhưng hiện nay, tình thế đã đảo ngược, mối quan hệ Mỹ - Thổ chính thức đã "tan băng", đây là tín hiệu đáng mừng với cả 2 quốc gia NATO này, nhưng nó lại là sự lo lắng của Nga. Nếu như tình đồng minh giữa Thổ và Mỹ được khôi phục, điều này đồng nghĩa quan hệ giữa Thổ - Nga sẽ yếu đi và Moskova sẽ không còn giữ được vị thế trong mắt Thổ cũng như không thể lợi dụng Thổ để tấn công Châu Âu.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ