Mướp đắng có thể hạ đường huyết?

GD&TĐ - Mướp đắng là loại quả được trồng nhiều ở Ấn Độ và hầu hết chúng ta không thích vị đắng của loại quả này. Tuy nhiên, nó lại mang lại lợi ích về sức khỏe cho con người.  

Mướp đắng có thể hạ đường huyết?

Thường xuyên ăn mướp đắng sẽ có tác dụng thanh lọc máu, giảm táo bón, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, nhiều người Ấn Độ đang dùng mướp đắng để kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những lý do giúp mướp đắng có thể đương đầu với bệnh tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất mướp đắng có thể làm giảm hoạt động của enzyme alpha glucosidase. Việc này sẽ giúp ngăn chặn đường trong máu tăng lên sau khi bạn ăn xong.

Cách dùng mướp đắng để kiểm soát đường huyết: Ép nước mướp đắng và uống vào buổi sáng, nó sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.

Mướp đắng có chứa gì? Mướp đắng có chứa các hợp chất như charatin và momorcidin có khả năng chống tăng đường huyết. Các hợp chất này giúp giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.

Đặc biệt, hạt mướp đắng có chứa polypeptide P, hoạt động giống như insulin và cũng có thể giúp giảm lượng đường huyết.

Theo Boldsky

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.