Nhiều người có thói quen uống kèm bia với hải sản, tuy nhiên đây là một điều nên tránh.
Ăn hải sản không nên uống bia bởi nếu uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gout cao.
Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể.
Mặc dù nhân sân là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải khi nào ăn cũng được bởi hải sản kỵ nhân sâm.
Theo y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng.
Khi đã dùng nhân sâm, bạn cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải các loại trắng, đỏ… vì chúng đều kỵ nhân sâm.
Nói thêm về cách dùng nhân sâm: dù bạn sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Uống trà: Ăn xong hải sản không nên uống trà vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, từ đó tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi.
Vì vậy, khi ăn hải sản tốt nhất không nên uống trà, hãy uống trà sau đó 2 giờ nhé!
Không nên ăn tôm, cua, sò, hến chết: Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.
Cần lựa chọn hải sản tươi sống để đảm bảo sức khỏe. Chẳng hạn như cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phồn thực rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người.
Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu: Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein).
Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin C: Các món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon nhưng nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent.
Khi ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Không ăn những hải sản chưa nấu chín. Bởi hải sản không nấu chín có chứa nhiều vi khuẩn.
Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được.
Ngoài vi khuẩn do nước đem lại, trong hải sản còn tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến.
Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn.
Hơn nữa, khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống.