Mùa đông ăn lẩu thế nào để giảm cân nhanh?

Ăn lẩu có béo không và cách ăn lẩu để giảm cân là điều nhiều người thắc mắc, bạn đã có câu trả lời chưa!  

Lẩu là món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng.
Lẩu là món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng.

Cách ăn lẩu thế nào trong mùa đông để không bị tăng cân, thậm chí còn giảm cân là câu hỏi khá phổ biến vợi chị em phụ nữ và dưới đây là những gợi ý vô cùng hữu ích dành cho các bạn, hãy tham khảo ngay!

Nước dùng là nước sôi hoặc thanh đạm

Đa phần chúng ta thích ăn nước dùng được hầm từ xương, tuy nhiên không nên ăn những loại nước dùng có hàm lượng dầu mỡ cao hoặc chất điều vị đậm đặc, cay nồng, tốt nhất nên chọn nước lẩu thanh đạm hoặc nước sôi rồi cho gừng, hành, tôm và gia vị. Loại nước lẩu này không có nhiệt lượng, nếu bạn thích ăn cay nên thêm một chút sa tế là được.

Khi ăn lẩu đa phần chúng ta đều ăn thực phẩm nhiều chất béo như thịt, cá trước, ăn đến lửng bụng mới ăn thực phẩm “hút mỡ” là rau. Kết quả là đã ăn phần lớn mỡ vào trong bụng.

Chuyên gia khuyến cáo, đầu tiên nên ăn rau xanh và tinh bột, cuối cùng mới ăn đến thịt có dầu mỡ, đồng thời có thể giảm nhẹ lượng dung nạp của chất béo. Tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp như cá, tôm, thịt nạc hoặc thịt dê, cừu không mỡ.

Khi ăn lẩu không nên ăn quá nóng

Do khoang miệng, đường thực quản, niêm mạc dạ dày thông thường chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 50-600, đồ ăn quá nóng sẽ tổn thương niêm mạc, gây viêm thực quản cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Khi lấy thức ăn từ nổi lẩu ra tốt nhất nên cho vào bát, chờ nguội chút mới ăn.

Ăn nhiều đậu phụ

Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành có chứa thạch cao. Cho lượng đậu phụ thích hợp vào trong lẩu giúp bổ sung nhiều loại nguyên tố vi lượng, đồng thời phát huy được tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc của thạch cao.

Uống nước gừng sau món lẩu hải sản

Ăn lẩu hải sản quá nhiều vào buổi tối, hay món cua dễ dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày, gây tiêu chảy, buồn nôn, vì vậy bạn cần pha một cốc nước gừng với đường nâu sẽ ấm bụng hơn, nhất là ấm dạ dày tăng cường tiêu hóa, hết khó chịu. Nhưng bệnh nhân tiểu đường thì không nên uống nước này.

Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu

Nhiệt độ cao của nồi nước dùng lẩu gây kích thích xấu đến hệ tiêu hóa, nhưng ăn sữa chua ngay sau khi ăn lẩu có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh.

Uống lúa mạch vỏ cam sau khi ăn thịt

Nhỡ ăn quá nhiều đạm, chất béo vào bữa tối gây chứng đầy bụng, lâu tiêu, ngay sau đó bạn có thể uống 1 cốc nước lúa mạch pha cùng vỏ cam thái chỉ.

Tinh dầu có trong vỏ cam sẽ làm tăng quá trình tiết dịch vị dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột, sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh và tốt hơn.

Khó tiêu, sau khi ăn tối hoặc uống nước lúa mạch vỏ cam. Barley allantoin và vỏ cam trong dầu dễ bay hơi, làm tăng sự tiết dịch dạ dày, để thúc đẩy nhu động dạ dày ruột, tiêu hóa và hấp thu thức ăn là rất tốt.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ