Một tầm thấp mới

Một tầm thấp mới

Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất khiến hai ông lớn “lời qua tiếng lại” vì bầu không khí căng thẳng đã được tích tụ từ vài năm qua.

Hôm 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đáng lẽ có thể ngăn chặn Covid-19 bùng phát nhưng đã không làm và khiến nước Mỹ hứng chịu hậu quả mà ông gọi là “vụ tấn công tồi tệ nhất”. Bắc Kinh ngay lập tức mỉa mai Washington nên tập trung vào giải quyết các vấn đề trong nước và “ngưng phát tán tin giả để lừa dối cộng đồng quốc tế”.

Trên thực tế, mối chia rẽ Mỹ - Trung đã bùng phát từ lâu trước khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán cuối năm ngoái. Khó có thể xác định sự kiện cột mốc cho bầu không khí căng thẳng này, nhưng mọi việc dần hình thành vào năm 2015 khi Bắc Kinh đẩy mạnh mưu đồ độc chiếm Biển Đông, xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam và một số nước.

Mỹ trong khi đó liên tục khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông và phản đối động thái của Bắc Kinh tại đây. Washington thể hiện quan điểm bằng cả lời nói và hành động khi cho các tàu chiến tiếp cận các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc, nhằm biểu thị quyền tự do đi lại và sự bác bỏ tuyên bố chủ quyền không có cơ sở của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ “khiêu khích” và tiếp tục hoạt động quân sự hóa trên các đảo nhân tạo. Còn phía Mỹ vẫn đang duy trì các hoạt động của tàu quân sự tại Biển Đông để giữ quan điểm. Thêm vào đó, việc chính quyền Tổng thống Donald Trump tăng cường quan hệ với đảo Đài Loan cũng khiến Trung Quốc nóng mắt hơn, đặc biệt là việc Mỹ thỏa thuận cung cấp vũ khí quy mô lớn cho hòn đảo này hồi cuối năm ngoái.

Bên cạnh chính trị và ngoại giao, Mỹ và Trung Quốc còn đẩy nhau đến một cuộc chiến thương mại trong suốt hai năm 2018 - 2019. Đây là một trong những điểm dữ dội nhất trong căng thẳng song phương và mang đậm ấn nhất của chính quyền Donald Trump. Washington bắt đầu chính sách áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ giữa năm 2018 và Trung Quốc ngay sau đó cũng có động thái đáp trả tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, châm ngòi cho cuộc chiến thương mại kiểu “ăn miếng trả miếng” kéo dài suốt 18 tháng. 

Tới đầu năm nay, cuộc thương chiến mới tạm lắng khi hai nước ký được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, nhưng cuộc đàm phán giai đoạn hai liên quan đến việc gỡ thuế mang tính quyết định thì chưa biết đến khi nào mới xong.

Thậm chí, hoạt động kinh doanh ở cấp công ty cũng khiến Mỹ - Trung căng thẳng, điển hình là việc Mỹ phản đối Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng hạ tầng 5G tại các nước đồng minh với Washington. Tất nhiên, Bắc Kinh cực lực phản đối Mỹ và cáo buộc Washington đang “gieo bất đồng” giữa Trung Quốc với các nước.

Khi cuộc thương chiến và vụ Huawei vẫn còn nóng thì đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan khắp toàn cầu. Nước Mỹ nhanh chóng thành ổ dịch lớn nhất thế giới và Covid-19 lập tức trở thành tâm điểm mới đẩy quan hệ Mỹ - Trung xuống thấp hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 14/5 cảnh báo Covid-19 có thể sẽ không bao giờ biến mất và giới chuyên gia lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung cũng sẽ có chung viễn cảnh này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".