Một số lỗi học sinh thường mắc trong bài bình giảng văn xuôi

GD&TĐ - Qua khảo sát bài kiểm tra, bài viết của học sinh, cô Lê Thị Biên – giáo viên Trường THPT Lê Quí Đôn (Điện Biên) - nhận thấy nhiều học sinh chưa nắm chắc kỹ năng bình giảng văn xuôi.

Một số lỗi học sinh thường mắc trong bài bình giảng văn xuôi

Một số lỗi thường gặp trong bài viết văn của học sinh thường gặp được cô Lê Thị Biên chỉ ra là: Đồng nhất bình giảng và phân tích; lúng túng trong kỹ năng bình, bài viết có khi không có hoặc rất ít lời bình. Có bài lại sa vào bình tán, xa đề, lộ liễu, sáo rỗng trong việc khen, chê;

Chưa phân biệt được bình và giảng, chưa kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác bình, giảng. Lúng túng trong việc viết lời dẫn cho đoạn văn bình giảng. Chưa nêu đươc lời nhận xét, bình giá xác đáng

“Qua thảo luận với học sinh, thì hầu hết các em đều nhận xét bình giảng là kiểu bài hay nhưng mà khó. Đa số các em đều băn khoăn thắc mắc không phân biệt được thế nào là bình giảng, phân tích bởi ranh giới giữa hai kiểu bài này thật mơ hồ, mong manh

Từ việc nhìn nhận một cách tổng thể nội dung chương trình, yêu cầu mục tiêu của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, từ những băn khoăn trăn trở của học sinh. Chúng ta không thể bỏ qua thao tác rèn kỹ năng bình giảng văn xuôi. Như một quy luật tất yếu con đường khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương là con đường mở, không có giới hạn sau cùng đối với mỗi giáo viên tâm huyết: sáng tạo, luôn tìm con đường đi tới đích ngắn nhất cho học sinh của mình” – cô Lê Thị Biên chia sẻ.

Các tác phẩm văn xuôi giàu tính nghệ thuật, cần khám phá bằng kỹ năng bình giảng

Trong chương trình toàn cấp, đặc biệt là lớp 11 và lớp 12 chiếm một lượng tác phẩm văn xuôi khá lớn, trong đó có rất nhiều tác phẩm văn xuôi giàu tính nghệ thuật cần khám phá bằng kỹ năng bình giảng.

Những tác phẩm cụ thể được cô Lê Thị Biên đưa ra là:

Lớp 11: Hai Đứa Trẻ - Thạch Lam; Chữ Người Tử Tù - Nguyễn Tuân; Chí Phèo - Nam Cao; Đời Thừa - Nam Cao.

Lớp 12: Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài; Vợ Nhặt - Kim Lân; Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành; Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân; Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Theo cô Biên, phạm vi của nội dung bình giảng văn xuôi trong các tác phẩm rất phong phú và đa dạng không kém gì bình giảng thơ: Một chi tiết đặc sắc của tác phẩm; một nét tâm trạng của nhân vật; một đoạn văn; một nhân vật; một tư tưởng nào đó mà nhà văn gửi gắm vào tác phẩm… Nhưng dạng thường gặp nhất là bình giảng một đoạn văn đặc sắc; một vài chi tiết độc đáo; một hành động đặc biệt; một chặng phát triển tâm lý của nhân vật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ