Một số định hướng chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về xây dựng Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

GD&TĐ - Ngày 16/1/2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với Ban soạn thảo xây dựng Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp” đã được Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp đến năm 2020.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với các chuyên gia và đơn vị liên quan về Đề án hỗ trợ
khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian tới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với các chuyên gia và đơn vị liên quan về Đề án hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian tới.

Cùng dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông và các chuyên gia đến từ các cơ sở đào tạo.

Sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông và các chuyên gia đánh giá sơ bộ về các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của các cơ sở đào tạo và một số hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang triển khai trong cả nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có một số chỉ đạo định hướng đối với Ban soạn thảo xây dựng Đề án, cụ thể như sau:

Về quan điểm xây dựng Đề án: Trước hết Đề án phải bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Đề án phải đảm bảo tính thiết thực, khả thi và hiệu quả: thể hiện ở chỗ các nội dung của Đề án khi đặt ra các nhà trường và sinh viên phải làm được, các giải pháp và các mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp phải dễ triển khai, thực hiện.

Đề án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực, sinh viên của các nhà trường phải được nâng cao tinh thần khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân trên nền tảng các kiến thức, kỹ năng được học tại các nhà trường.

Về mục tiêu của Đề án: Nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học trong cả nước. Hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn sinh viên các kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp. Hình thành đội ngũ huấn luyện viên khởi nghiệp chuyên nghiệp, có trình độ cao để thực hiện công tác đào tạo về khởi nghiệp trong các trường đại học.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra sẽ xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, thiết thực để đạt được các mục tiêu đó.

Đề án được thiết kê dưới dạng khung, định hướng, cách làm để phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có trách nhiệm rất quan trọng bởi hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sẽ tạo ra giá trị, hình ảnh, thương hiệu cho các nhà trường và tăng sức cạnh tranh giữa các trường.

Theo Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.