Bên trong tháp kiểm soát không lưu tại sân bay Heathrow ở thủ đô London (Anh). Business Insidertừng xếp nghề nhân viên kiểm soát không lưu (ATC) là 1 trong 14 nghề căng thẳng nhất nước Mỹ. Ảnh: Business Insider |
Nhân viên kiểm soát không lưu làm việc tại sân bay Heathrow ở thủ đô London của Anh. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của ATC là theo dõi hoạt động của các máy bay, liên lạc với phi công để chỉ đạo cất cánh hoặc hạ cánh. Ảnh: PA |
Ông Stephen Abraham, 48 tuổi, đã làm việc tại sân bay quốc tế Kennedy, New York, hơn 20 năm. "Nhiều người nói rằng công việc này rất căng thẳng, nhưng tôi luôn cố gắng mỗi ngày. Bạn chỉ có thể học cách yêu thích nó hoặc bỏ cuộc, hoặc đừng làm ngay từ đầu" - Abraham nói. Ảnh: New York Times |
Nhân viên làm việc trong phòng quản lý tín hiệu radar của các chuyến bay đến tại sân bay ở thành phố Peachtree (bang Georgia, Mỹ). Những người tham gia khảo sát của Business Insider cho rằng mức độ căng thẳng của công việc điều khiển không lưu đạt 96,2 trên thang điểm 100. Tuy nhiên, mức lương trung bình của nghề này rất khá: 122.530 USD/năm (theo số liệu năm 2013). Ảnh: AP |
Anh Phanom Tanheng, 42 tuổi, là một trong những người chịu trách nhiệm hoạt động tại trung tâm kiểm soát không lưu ở sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan). Ảnh: Bangkok Post |
Anh Tanheng trong giờ làm việc. Một trong những "ác mộng" của nhân viên kiểm soát không lưu là khi sân bay không còn chỗ để phi cơ đáp xuống. "Lúc đó chúng tôi phải giải thích tình hình cho phi công và và chỉ đạo họ đáp khi đã có chỗ trống. Khi mới vào làm, tôi khá sợ, tim cứ đập thình thình, còn tay thì đầy mồ hôi", một quản lý tháp không lưu nói. Ảnh: Bangkok Post. |
Nhân viên kiểm soát không lưu quan sát máy bay cất cánh từ một sân bay ở bang Seattle. ATC không chỉ làm việc với phi công, mà họ phải phối hợp với những bộ phận kiểm soát liên quan, đội kỹ sư, nhóm quản lý và những bộ phận khác ở sân bay. Ảnh: PA |
ATC cũng cần lưu ý về thông tin thời tiết nhằm cung cấp thông tin cho phi công, để duy trì sự an toàn và tính trật tự, nhịp nhàng trong hoạt động của các máy bay. Một ATC giàu kinh nghiệm sẽ đoán trước được những tình huống có thể xảy ra để đề xuất phương án xử lý. Tuy nhiên, áp lực nặng nề trong công việc là không tránh khỏi, vì ATC là người nhận trách nhiệm bảo đảm các chuyến bay khi cất cánh và hạ cánh an toàn. Ảnh: Flic |