Năm nay tôi đã sắp bước qua tuổi 70, là người được chứng kiến nhiều kỳ Đại hội Đảng và nhận thấy mỗi kỳ Đại hội là một bước đột phá mới của Đảng trong việc đổi mới ở cả tư duy, lý luận và thực tiễn. Từ Đại hội VI (1986) với tầm nhìn xuyên suốt, nhạy bén, Đảng ta đã quyết định đường lối đổi mới, bắt đầu từ đổi mới kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới đó, với những bổ sung của các Đại hội sau, kinh tế dần hồi phục và phát triển, không những vượt qua được khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong giai đoạn 1976-1985, chịu được tác động tiêu cực của những cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực và thế giới, mà còn đưa được nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đó là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đường lối đổi mới. Đến nay nước ta được ví như một con rồng châu Á với “Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt khoảng 6,9%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 18,2%/năm, bằng 42,5% GDP, trong đó vốn trong nước chiếm 67,2%” và “Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD” (trích Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tại mục A)
ảnh mang tính minh họa |
Với kết quả đó đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là vô cùng sáng suốt, đường lối đó đang tiếp tục được đưa lên một tầm cao mới, với bản lĩnh mới, sáng tạo hơn.
Tuy nhiên, hiện nay, bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những cơ hội mang lại từ công cuộc đổi mới, từ những nỗ lực khai thác có hiệu quả những thuận lợi, để xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, v.v... thì những thách thức vẫn còn rất lớn, gây cản trở đối với công cuộc đổi mới ở nước ta. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI của Đảng ta đã tiếp tục có định hướng hết sức cơ bản để phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc; xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó Đảng ta đã giành sự quan tâm đặc biệt là “Có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc”. (Trích Dự thảo Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XI của Đảng tại mục III).
Đây không chỉ là chính sách nhân văn cao cả của Đảng, mà chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
Thực tế những chính sách trên luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng, có thể kể đến rất nhiều chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua đã dành cho những hộ nghèo, những nơi vùng sâu vừng xa vùng khó khăn, v.v… Chính những chính sách ấy đã làm cho đời sống nhân dân những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đăc biệt khó khăn có được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, do đặc thù nước ta là một nước có nền nông nghiệp chiếm khá cao, nhiều vùng miền thiên nhiên khắc nghiệt, bão lũ, hạn hạn hán thường xuyên xảy ra, tình hình dịch bệnh nhiều thời điểm diễn biến phức tạp nên đời sống nhiều bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Chính vì thế, chúng tôi mong muốn Đảng quan tâm nhiều hơn nữa, có những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn tập trung vào một số trọng điểm như: Giao thông thủy lợi, điện, nước sạch.. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp mới ngày càng giàu đẹp, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như trong Dự thảo báo cáo đã đề cập
Nguyễn Thị Độ
(Tổ 27-Khương Trung-Thanh Xuân –Hà Nội)