Mỗi năm có 7 triệu người thiệt mạng do ô nhiễm không khí

GD&TĐ - Tại Hội nghị toàn quốc về phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Huế, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nêu những vấn đề nghiêm trọng mà nhân loại đang phải đối mặt do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. 

Rác thải nhựa đang đe dọa đại dương (Ảnh minh họa)
Rác thải nhựa đang đe dọa đại dương (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, nhân loại đang đối mặt với ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Chất thải rắn, rác thải nhựa đại dương, khí thải, nước thải đang ngày càng tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Bên cạnh đó là sự suy giảm các nguồn tài nguyên nước, đất, biển, đại dương, chất lượng không khí. Đây chính là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững.

Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, ô nhiễm nguồn nước đối với sức khỏe con người có thể làm giảm 3,5% GDP vào năm 2035.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 7 triệu người trên Trái Đất thiệt mạng do ô nhiễm không khí. Đặc biệt, cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm.

Suy giảm diện tích đất rừng, thảm thực vật và nguồn nước do khai thác không hợp lý, quá mức làm tăng nguy cơ sa mạc hóa, suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên sinh vật diễn ra ở nhiều nơi.

Theo Sách Đỏ mới được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cập nhật tháng 7/2019 có hơn 28 nghìn loài động thực vật đang bị đe dọa nguy cấp. Thực tế, con số này đã tăng 6% so với năm 2018.

Thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu, sóng nhiệt tăng cường, mưa bão, hạn hán, thiên tai, ngập lụt diễn ra ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con người và các hệ sinh thái.

2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Tính trên phạm vi toàn quốc, chất thải nhựa và túi nilon xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…