“Mơ Rồng” và những thử nghiệm thú vị

GD&TĐ - Sáng ngày 20/9, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã tổng duyệt vở rối nước "Mơ Rồng". Được biết, đây là tác phẩm sẽ tham dự liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế Hà Nội 2019 được tổ chức vào tháng 10 tới đây.

Vở rối nước "Mơ Rồng" có nhiều thử nghiệm thú vị. Ảnh: Bình Thanh.
Vở rối nước "Mơ Rồng" có nhiều thử nghiệm thú vị. Ảnh: Bình Thanh.

“Mơ Rồng” được các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long biểu diễn kể lại giấc mơ của một nghệ sĩ tạo hình các nhân vật rối.

Trong một đêm làm việc và sáng tạo miệt mài, lúc mệt quá ông thiếp đi giữa những nhân vật rối đang dần hoàn thiện của mình.

Vở rối nước "Mơ Rồng" đề cập đến nhiều vấn đề thời sự. Ảnh: Bình Thanh.
 Vở rối nước "Mơ Rồng" đề cập đến nhiều vấn đề thời sự. Ảnh: Bình Thanh.

Từ đó, một loạt vấn đề thời sự như: Biến đổi khí hậu; bắt cóc trẻ em; rác thải công nghệ; bệnh tật đói nghèo; xung đột quyền lực; tranh chấp đại dương lần lượt được kể bằng ngôn ngữ kết hợp giữa múa rối cạn và rối nước.

Theo biên kịch, đạo diễn Lê Quý Dương, trên phương diện hình thức, “Mơ Rồng” là một cuộc thử nghiệm sân khấu thú vị nhưng cũng đầy thách thức trong việc mở rộng không gian và khả năng diễn tả của nghệ thuật múa rối nước truyền thống.

Đó là, toàn bộ không gian của nhà hát: lấy trung tâm là thủy đình đã được chủ động khai thác đa dạng, năng động và mới lạ. 

Các nghệ sĩ khi tham gia vở diễn này không lấp ló sau tấm mành tre để biểu diễn mà xuất hiện trực diện và luôn có sự tương tác với khán giả.

Các nghệ sĩ có trải nghiệm thú vị với "Mơ rồng". Ảnh: Bình Thanh.
 Các nghệ sĩ có trải nghiệm thú vị với "Mơ rồng". Ảnh: Bình Thanh.

“Mơ Rồng” đồng thời cũng là cuộc thử nghiệm kết hợp táo bạo dòng âm nhạc và hiệu ứng âm thanh hiện đại của nhạc sĩ nổi tiếng người Úc, Darin Verhagen, với nghệ thuật biểu diễn múa rối nước truyền thống của Việt Nam.

Chúng tôi dùng âm nhạc và hiệu ứng âm thanh hiện đại làm nền tảng cho tiết tấu, tạo dựng không gian và khơi dậy nguồn cảm hứng cho diễn viên biểu diễn với nhiều loại hình rối kết hợp như rối nước, rối dây, rối lốt và rối que." - Đạo diễn Lê Quý Dương nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.