Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ

Mở nắp quan tài ở ngôi mộ 3.000 năm tuổi, nhà khảo cổ kinh ngạc nhìn thấy một thứ

Từ hành trình phát hiện cổ mộ 3.000 năm tuổi chứa kho báu kỳ lạ...

Tháng 5/2007, thôn Đại Hà Khẩu huyện Dực Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc liên tiếp xảy ra các vụ trộm mộ cổ quy mô lớn buộc cơ quan chức năng phải can thiệp. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khảo cổ tỉnh Sơn Tây Tạ Nghiêu Đình sau đó đã dẫn đầu đoàn khảo cổ học tới hiện trường nghiên cứu.

Từ dấu vết của những kẻ đạo mộ để lại, các nhà khảo cổ học Trung Quốc bất ngờ tìm được quần thể mộ cổ mà theo kết quả giám định, những ngôi mộ này thuộc giai đoạn Tây Chu đến Xuân Thu.

Tuy nhiên, vui mừng chưa được bao lâu, nhóm khảo cổ lại cảm thấy thất vọng vì nhận thấy bố cục của quần thể mộ này vô cùng nhỏ với những ngôi mộ lộn xộn, cao thấp khác nhau.

Hơn nữa khu vực mộ cổ này cũng không được quy hoạch theo quan niệm phong thủy xưa nay trong văn hóa Trung Quốc: Hoặc tựa lưng vào núi hoặc gần nguồn nước;

Ngoài ra, hai phía Đông Tây lại xuất hiện nhiều rãnh nước nhỏ khiến các chuyên gia nghi ngờ rằng chủ nhân ngôi mộ có thể không có thân phận đặc biệt.

Tuy nhiên đúng lúc này, nhóm khảo cổ lại phát hiện ra một cổ mộ lớn nhất nằm ở phía Đông Nam của quần thể này - được đánh dấu là ngôi mộ thứ nhất. Cửa mộ dài 4m, rộng 3m, bốn góc ở cửa mộ còn thiết kế lỗ nghiêng.

Bất ngờ hơn, sau quá trình khai quật, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện đây chính là một kho báu không chỉ có rất nhiều đồ tùy táng đáng giá mà bốn bức tường xung quanh ngôi mộ còn thiết kế 11 hốc tường chất đầy đồ gỗ sơn thếp, đồ gốm sứ, đồng đen vô cùng có giá trị khiến nhóm khảo cổ đều cảm thấy kinh ngạc.

Tiến hành nghiên cứu, các nhà khảo cổ tiếp tục tìm thấy hai bức tượng binh mã sơn thếp bằng gỗ cao 1m. Dù đã bị chôn xuống đất 3.000 năm nhưng chúng vẫn được bảo tồn vô cùng nguyên vẹn.

"Đồ gỗ sơn thếp chỉ dễ được bảo quản hoàn chỉnh trong điều kiện tương đối khô ráo, như vùng sa mạc hoặc trong điều kiện ẩm ướt, ví dụ, mộ táng tại Mã Vương Đôi (Hồ Nam) nhưng ở khu vực phía Bắc như Sơn Tây, mực nước khi cao khi thấp nên đồ gỗ sơn thếp khó được bảo quản nguyên vẹn", chuyên gia Tạ Đình Nghiêu cho biết, nhóm của ông đã rất bất ngờ khi tượng binh mã kia có thể được bảo quản hoàn chỉnh trong điều kiện không phù hợp như thế.

Hiện trường khu vực khai quật khi đó đã khiến các nhà khảo cổ học dấy lên nhiều ý kiến trái chiều bởi xét từ di chỉ và quy mô, thân phận của chủ nhân ngôi mộ có thể không cao nhưng bảo vật quý giá được phát hiện dường như chứng minh điều ngược lại.

Mộ cổ với thiết kế 11 hốc tường và nhiều bảo vật tùy táng.

Mộ cổ với thiết kế 11 hốc tường và nhiều bảo vật tùy táng.

... Đến việc phát hiện tiểu quốc giàu có đột nhiên mất tích trong lịch sử Trung Quốc

Để tìm hiểu thân phận thực sự của chủ nhân ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã quyết định mở nắp quan tài của ngôi mộ này.

Tuy nhiên, do quan tài đã bị đất và nước xâm nhập 3.000 năm nên thi thể của chủ nhân cũng đã bị phân hủy. Chỉ lưu lại đồ ngọc, đồ đồng đen và lượng lớn binh khí được tùy táng.

2
Tượng binh mã và vạc âu được tìm thấy trong mộ cổ.
Tượng binh mã và vạc âu được tìm thấy trong mộ cổ.

Do đó, các chuyên gia chỉ có thể đưa ra kết luận từ những vật tùy táng trong ngôi mộ: Đây là một nam quý tộc sống vào đầu thời Tây Chu.

Thành viên đội khảo cổ còn phát hiện, ngôi mộ này còn tới 24 cái vạc lớn, 9 cái âu bằng đồng đen.

Ở thời kỳ Tây Chu, vạc và âu là vật thể hiện cho thân phận của chủ nhân, số lượng sở hữu cũng có quy định chung, thiên tử nhà Chu tùy táng chỉ có 9 vạc, 7 âu.

Thời cổ đại, các bậc vương công quý tộc thường khắc ký hiệu hoặc văn tự lên đồ dùng bằng đồng đen để lưu truyền công trạng hiển hách của bản thân hoặc sự việc quan trọng.

Tạ Nghiêu Đình nhanh chóng tìm thấy trên một nắp âu của ngôi mộ thứ nhất một đoạn văn tự viết: "Nhuệ công xá Bá mã lưỡng ngọc kim dụng chú quỹ",tức: Quốc vương nước Nhuệ tặng ngựa và đồ đồng cho vùng đất Bá nên người đứng đầu vùng đất Bá đã làm cái âu để ghi lại ân đức của vua nước Nhuệ.

Các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật những ngôi mộ xung quanh và phát hiện, đồ đồng đen trong các ngôi mộ đều khắc văn tự và tất cả đều xuất hiện chữ "BÁ-霸".

Đồng thời, qua tra cứu tài liệu lịch sử, Tạ Nghiêu Đình phát hiện, trong số đồ đồng đen phát hiện ở ngôi mộ Tấn Hầu - được khai quật từ những năm 70, cách khu vực khai quật mộ cổ ở thôn Đại Hà Khẩu 60 km - xuất hiện hai chữ "BÁ BÁ-霸伯".

Vào thời nhà Tây Chu, Bá là danh xưng của bậc quân chủ. Nếu dựa theo trật tự tước vị Công- Hầu - Bá - Tử - Nam thì người có xanh dưng Bá có địa vị không hề thấp.

Cho nên người có danh xưng Bá Bá có thể là thủ lĩnh một quốc gia nào đó và ngôi mộ ở Đại Hà Khẩu thuộc về vùng đất quản lý của nước Bá.

"Dựa vào những tổng hợp tài liệu lịch sử và những phát hiện từ khai quật ngôi mộ, chúng tôi đoán rằng, đây có thể là dân tộc Bá hoặc vùng đất của nước Bá", chuyên gia Tạ Nghiêu Đình nhận định. Bá là một quốc gia độc lập dưới thời Tây Chủ và chủ nhân ngôi mộ chính là quốc vương nước Bá.

Tuy nhiên, khó khăn đã xảy ra vì ngoài đồ tùy táng đồng đen khắc chữ Bá thì lịch sử Trung Quốc không có bất cứ ghi chép nào về quốc gia này.

Trong lịch sử vào 3000 năm trước, nhà Chu thành lập, phong chư hầu, lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận, thời kỳ này nhà Chu phong cho hơn 160 nước chư hầu, tuy nhiên lại không hề có ghi chép về nước Bá.

Theo ông Tạ Nghiêu Đình, từ tình trạng mộ táng cho thấy, nước Bá tồn tại từ đầu thời Tây Chu đến đầu thời Xuân Thu, tuy đã trải qua 10 đời chư hầu nhưng so với các nước chư hầu thời kỳ đó như Tấn, Yến, Tề, thì triều đại của nước Bá lại tương đối ngắn nên ghi chép về nước này bị hạn chế hơn.

Tuy nhiên, cũng có thể, ảnh hưởng của nước Bá tương đối nhỏ, không có sự kiện đáng để ghi chép cho nên nó không xuất hiện trong tài liệu thư tịch cổ Trung Quốc. Đây chính là thực trạng thường gặp trong lịch sử Trung Quốc.

Tài liệu thư tịch Trung Quốc ghi nhận, khu vực thôn Đại Hà Khẩu thời Tây Chu vốn nằm dưới sự quản lý của nước Tấn.

Viện Bảo tàng Thượng Hải có lưu giữ một vạc đồng thời Tây Chu với văn tự ghi rằng: "Tấn Hầu lệnh mạo truy vu Bằng, hưu hựu cầm", tức là quân đội nước Tấn truy sát quân địch, đến biên giới nước Bằng thì dừng lại. Cho thấy, giữa nước Tấn và nước Bằng duy trì quan hệ độc lập.

Phải nói, nước Bằng cũng là một nước chư hầu nhỏ tương tự nước Bá, không được ghi lại trong thư tịch Trung Quốc nhưng qua việc khai quật mổ cổ của người đứng đầu nước này, các nhà khảo cổ xác định, đây là quốc gia riêng - nằm dưới sự cai trị của nước Tấn.

Do đó, từ mối quan hệ của ba nước Tấn - Bằng - Bá và tình trạng mộ táng của nước Bá có thể suy ra vị thế độc lập của nước Bá.

Nước Bá mất tích như thế nào?

Từ quần thể mộ của nước Bá cho thấy, các ngôi mộ đều là những huyệt hố sâu, lòng mộ lớn nhưng miệng mộ nhỏ, không có đường hầm trong mộ, bốn góc mộ còn xuất hiện những lỗ nghiêng, thi thể trong mộ đều đặt đầu hướng Tây, nằm ngửa, tứ chi duỗi thẳng.

Thi thể được đặt quay đầu về hướng Tây, dưới quan tài có thiết kế lỗ nhỏ để đặt vật tế.
Thi thể được đặt quay đầu về hướng Tây, dưới quan tài có thiết kế lỗ nhỏ để đặt vật tế.

Đặc biệt, phía dưới quan tài, thẳng phần bụng của thi thể có thiết kế một lỗ nhỏ. Theo các nhà khảo cổ suy đoán, trong lỗ này có thể là thi thể của một chú chó đã bị phân hủy.

"Đây có thể là một chú chó con, được dùng làm vật tế trước khi bị chôn", ông Tạ nói

"Thông qua nghiên cứu đối với những mộ huyệt thời kỳ Tây Chu khu vực Tấn Nam, Sơn Tây, chúng tôi nhận thấy phong tục mộ táng như sau: Đầu quay hướng Bắc là mộ của người thời Chu, đầu hướng Đông là mộ của người thời Đường, đầu hướng Tây có khả năng là mộ của người Địch".

Người Địch là tên gọi chỉ người dân tộc thiểu số. Theo tài liệu lịch sử, khu vực Tấn Nam, Sơn Tây là khu vực sinh sống của người Địch, Nhung trước đây.

Do đó, từ phong tục mộ táng của các ngôi mộ cổ ở Đại Hà Khẩu, các chuyên gia cho rằng, nước Bá là quốc gia của người Địch và số lượng bảo vật phát hiện được chứng tỏ, sức mạnh kinh tế của nước Bá không hề nhỏ mà còn được coi là rất giàu có vào thời đó.

"Cuối thời nhà Thương, quần thể dân tộc Nhung Địch có thể xuất hiện ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất, quan hệ với các vương triều Trung Nguyên tương đối tốt. Trường hợp thứ hai, quan hệ khi hòa hảo khi lại đối đầu. Trường hợp thứ ba, duy trì tình trạng đối đầu với người Trung Nguyên", chuyên gia Tạ Nghiêu Đình phân tích.

Thời đại của nước Bá chỉ kéo dài từ Tây Chu đến đầu Xuân Thu, trong thời gian ngắn này, sức mạnh các nước phong hầu đều không ngừng lớn mạnh, để chiếm địa bàn, các trận chiến diễn ra cũng vô cùng ác liệt.

Trong khi đó, nước Tấn không còn là nước chư hầu nhỏ bé nữa mà đã phát triển thành một nước lớn, có sức mạnh tất sẽ mang tham vọng. Vào thời Tấn Hiến Công, nước Tấn phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn, quốc vương đích thân cầm quân tấn công nước Lệ Nhung và toàn thắng.

Điều này đồng nghĩa, nước Tấn bước vào con đường dùng vũ lực để giành lấy đất đai từ các nước láng giềng. Như vậy, nước Bá trong bối cảnh này có thể đã hoàn toàn bị nước Tấn thôn tính, trở thành lệ thuộc của nước Tấn.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ