Đó có thể là cơn bốc hỏa đáng sợ mà 85% phụ nữ có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh nhưng mang thai cũng có thể là là thủ phạm gây đổ mồ hôi.
1. Bạn đang mang thai hoặc mãn kinh
Bất cứ điều gì ảnh hưởng tới hệ nội tiết của bạn đều có thể gây đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Đó có thể là cơn bốc hỏa đáng sợ mà 85% phụ nữ có thể gặp trong thời kỳ mãn kinh nhưng mang thai cũng có thể là là thủ phạm gây đổ mồ hôi.
Điều này là vì những thay đổi nội tiết có vẻ bị nhầm với “máy điều nhiệt” của não khiến bạn nghĩ rằng bạn đang quá nóng và dẫn tới phản ứng đồ mồ hôi để làm mát tự nhiên, thậm chí ngay cả khi bạn đang đứng trước máy điều hòa không khí.
2. Bạn bị căng thẳng
Căng thẳng, lo âu có thể là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi. Mồ hôi mà cơ thể tiết ra khi quá nóng được tạo ra bởi tuyến nội tiết trên khắp cơ thể và chứa chủ yếu là nước và muối.
Nhưng khi bạn bị căng thẳng, mồ hôi được tạo ra bởi tuyến tiết rụng đầu, chỉ có ở những khu vực như vùng nách. Loại mồ hôi này chứa chất béo và protein, pha trộn với vi khuẩn trên da tạo ra mùi hôi trong quá trình này. Điều tương tự xảy ra khi bạn bị lo âu hoặc sợ hãi.
3. Bạn đang “lây truyền” hạnh phúc…
Thật kỳ lạ, những người xung quanh bạn có thể cảm nhận được những gì bạn cảm thấy bằng cách ngửi mùi mồ hôi của bạn. Trong một thử nghiệm, 36 phụ nữ được ngửi mẫu mồ hôi từ 12 nam giới đã xem những video khiến họ sợ hãi hoặc khiến họ hạnh phúc.
Khi phụ nữ ngửi mùi mồ hôi từ những nam giới bị sợ hãi bởi video, phụ nữ nhiều khả năng có biểu hiện hoảng sợ trên khuôn mặt. Khi ngửi mùi từ nam giới được xem video hạnh phúc, cô ấy có vẻ mỉm cười nhiều hơn.
4. Bạn có nguy cơ say nắng
Giữa thời tiết nóng bức của mùa hè, bạn có thể bị ngừng đổ mồ hôi và cảm thấy mệt. Nếu cơ thể không có khả năng đổ mồ hôi bình thường, nó có thể ngăn cơ thể giảm nhiệt một cách tự nhiên và đây là dấu hiệu nguy hiểm.
Nếu tình trạng vẫn tiếp tục mà bạn không được bù nước, bạn có nguy cơ bị say nắng, say nóng, hãy di chuyển đến nơi có bóng râm hoặc có điều hòa không khí, uống nước mát (không chứa caffein hoặc cồn).
Nếu không cảm thấy tốt hơn, cần gọi cấp cứu. Giảm tiết mồ hôi có thể do tổn thương thần kinh, thuốc hoặc tình trạng di truyền, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới nhiệt và các vấn đề về tim.
Mặc dù là khá hiếm nhưng chỉ vì bạn không thấy người nhớp nháp không có nghĩa là bạn không đổ mồ hôi. Phần lớn chúng ta sản xuất khoảng 40g mồ hôi mỗi ngày, không kể những “vũng” mồ hôi khi bạn tập luyện. Nếu bạn thực sự bị giảm tiết mồ hôi, hãy đi khám bác sĩ.
5. Lượng đường huyết thấp
Thông thường, lượng đường trong máu của bạn nên ở khoảng 70-100 mg/dl khi đói. Nhưng nếu nó giảm xuống dưới 70 mg/dl cho dù vì bệnh tiểu đường hoặc một nguyên nhân khác như tập thể dục tích cực, bạn có thể bắt đầu bị ảnh hưởng, có thể là đổ mồ hôi quá nhiều, cảm lạnh, da nhớp nháp đặc biệt là sau cổ, ngay dưới chân tóc (theo dõi các biểu hiện tim đập nhanh, run, buồn nôn nhẹ, chóng mặt và nhìn mờ).
Thật may là trong một số trường hợp nhẹ, bạn có thể đưa đường huyết trở lại bình thường bằng cách ăn uống. Nhưng nếu đường huyết tiếp tục giảm, bạn có thể sẽ nhận thấy nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể cần chăm sóc y tế.
6. Bạn đang ăn thực phẩm có hại
Nếu cơ thể bạn bốc mùi tanh của cá, bạn có thể bị một rối loạn di truyền hiếm khiến cơ thể không thể phân giải được hóa chất trimethylamine được sản sinh trong quá trình tiêu hóa những thực phẩm như trứng, đậu và cá.
Thay vào đó, cơ thể loại bỏ trimethylamine dư thừa qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở, thường sản sinh ra một mùi giống như mùi cá ươn hay trứng ung hoặc mùi rác.
Nếu bạn nghĩ bạn có thể có trimethylamine niệu, bạn cần đi khám để có kế hoạch điều trị sớm, bao gồm việc tránh những thực phẩm này và có thể cần một số chất bổ sung.
7. Bạn có thể có bị tăng tiết mồ hôi
Nếu bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bạn có thể đang bị tăng tiết mồ hôi trung tâm nguyên phát. Tăng tiết mồ hôi trung tâm nguyên phát được đặc trưng bởi việc tiết mồ hôi quá nhiều liên quan tới các hoạt động thường ngày.
Bạn đổ mồ hôi khi bạn quá nóng hoặc tập luyện hoặc căng thẳng. Thậm chí, trong một căn phòng mát mẻ, ngồi yên tĩnh hoàn toàn, người bị tăng tiết mồ hôi vẫn có thể có mồ hôi nhỏ giọt từ tay.
Các chuyên gia không biết chắc nguyên nhân nhưng họ biết rằng tăng tiết mồ hôi có tính chất di truyền và là kết quả của sự kích thích quá nhiều từ các dây thần kinh lên tuyến mồ hôi.
Phụ thuộc vào vị trí đổ mồ hôi, phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi cũng khác nhau, nhưng có thể gồm các thuốc chống mồ hôi kê đơn (thậm chí trên bàn tay và bàn chân ), tiêm botox và phẫu thuật.
8. Bạn có thể bị u lympho
Tăng tiết mồ hôi cũng có thể là một tác dụng phụ của một số tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh gút, cường giáp và bệnh Parkinson, thậm chí là một số thuốc.
Đặc biệt đáng lo ngại, nó có thể là triệu chứng của u lympho, hay còn gọi là ung thư tế bào bạch huyết, loại tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
Người ta vẫn chưa rõ tại sao u lympho có thể gây đổ mồ hôi, nhưng có thể là do bản thân khối u hoặc cách cơ thể phản ứng với nó. Có thể có một phản ứng với triệu chứng khác, sốt là cách cơ thể cố gắng làm mát bản thân (cả sốt và đổ mồ hôi được gọi là các triệu chứng “B” và có liên quan với u lymphoma nặng).