Mô hình trường học gắn với thực tiễn ở vùng cao Tây Bắc

GD&TĐ - Trong những năm qua, các trường học ở vùng cao Tây Bắc đã đẩy mạnh thực hiện các mô hình gắn với đặc thù vùng miền, nhằm đưa HS đến gần với thực tiễn đời sống hơn. Trong đó, mô hình trường học gắn với thực tiễn đã tạo ra hiệu quả thiết thực đối với HS là người DTTS ở  vùng cao. 

Mô hình trường học gắn với thực tiễn ở vùng cao Tây Bắc

Khi GD  gắn với thực tiễn

Với mục đích đưa HS về với thực tiễn đời sống sau những bài học trên lớp nhằm đạt được nguyên lí GD học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn và giúp HS nắm bắt được những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhiều nhà học ở Tây Bắc đã lựa chọn một nhánh mô hình trong tổng thể mô hình trường học gắn với thực tiễn như trường học gắn với sinh thái, trường học đa văn hóa, trường học gắn với trồng trọt và chăn nuôi… Tùy theo đặc thù của từng trường để lựa chọn kiểu mô hình thực hiện trong cả năm học. 

Tại Trường THPT số 1 Bảo Yên (Lào Cai), mô hình trường học đa văn hóa được nhà trường tổ chức rất hiệu quả thông qua các hoạt động ngoại khóa về các chủ đề lễ hội, phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số. HS người Mông, Dao, Tày rất hào hứng và tự hào khi biểu diễn các nghi lễ cổ truyền của dân tộc mình. Mô hình này có sức lan tỏa khá mạnh mẽ đối với HS nhà trường. Các em cảm thấy gắn bó với trường lớp, tự hào về nguồn cội của mình và luôn có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của quê hương. 

Kiểu mô hình trường học sinh thái được áp dụng rộng rãi ở nhiều nhà trường vùng cao Tây Bắc. Gắn mô hình này với việc xây dựng cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp, nhiều nhà trường đã tạo được một môi trường thoáng mát bởi cây xanh xung quanh trường, không gian sân trường lúc nào cũng đẹp và rợp bóng mát nhờ hệ thống vườn hoa, cây cảnh được bài trí hài hòa. Tại Trường Tiểu học Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), nhờ bàn tay chăm chút của thầy và trò, không gian sân trường là một không gian xanh lí tưởng. Những ô cỏ được trồng xen kẽ những vườn hoa và cây xanh tỏa bóng mát là nơi HS vui chơi sau mỗi giờ học.

Những bài học  thiết thực

Có nhiều nhà trường lại chọn mô hình trường học gắn với trồng trọt và chăn nuôi. Đây là kiểu mô hình được người học hào hứng tham gia. Sản phẩm của kiểu mô hình này sẽ cung cấp nguồn rau, thực phẩm sạch cho chính bữa ăn của HS bán trú các nhà trường, và hơn cả, các em có có được ít nhiều kinh nghiệm thực tế để khi học xong chương trình THPT, ra cuộc sống, các em sẽ không khỏi bỡ ngỡ với những công việc thường nhật.  

Tại Trường THPT số 3 (Bảo Yên), nhà trường đã tận dụng những khoảnh đất trống xung quanh trường để hướng dẫn HS bán trú trồng rau, trồng cây ăn quả, nuôi gà đồi, nuôi ong lấy mật khá hiệu quả.

Đặc biệt, mô hình “nuôi ong lấy mật” của nhà trường đã dạy cho các em HS kỹ thuật nuôi, chăm sóc và khai thác mật ong, nhằm giúp các em HS sau khi ra trường biết cách nuôi ong để phát triển kinh tế gia đình. 

Mặc dù hiệu quả và sức lan tỏa của mô hình trường học gắn với thực tiễn là khá lớn đối với các nhà trường ở vùng cao Tây Bắc, nhưng để thực hiện mô hình này sao cho khoa học và hiệu quả lại là một công việc hết sức khó khăn đối với các nhà trường. Để thực hiện mô hình này, các nhà trường cần có diện tích đất nhất định trong khuôn viên nhà trường, cần có kinh phí để thực hiện và phân công giáo viên phụ trách, hướng dẫn HS trong quá trình làm. 

Đồng thời, cách thức tổ chức thực hiện mô hình sao cho khoa học như không xen kẽ thời gian học với thời gian chăm sóc mô hình, bởi việc thực hiện mô hình chỉ dành sau thời gian buổi học để HS tập trung vào giờ học trên lớp. Hơn nữa, việc lập mô hình cần tập trung vào việc hướng dẫn HS kỹ năng thực hành thực tế, tránh việc thực hiện mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thu nhập để làm ảnh hưởng đến công việc học tập của HS. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.