Mẹo sắp xếp tủ lạnh cho thức ăn tươi ngon

Dưới đây là các mẹo thông minh để giữ cho đồ ăn, thức uống trong tủ lạnh luôn tươi mới mà chị em có thể áp dụng ngay lập tức.

Mẹo sắp xếp tủ lạnh cho thức ăn tươi ngon

1. Cửa tủ lạnh

Cánh cửa là nơi ấm nhất của tủ lạnh, vì vậy nên sắp xếp những món đồ ăn dễ hỏng nhất: mù tạt, nước sốt, nước tương, giấm, rau trộn, mứt và bơ đậu phộng. Các loại nước tương được đặt ở bên cánh cửa tủ lạnh.

2. Kệ trên cùng của tủ lạnh

Đây là nơi đặt những đồ ăn có kích thước không phù hợp để ở những nơi khác trong tủ lạnh như bia, nước ngọt. Kệ trên cùng của tủ lạnh cũng là một nơi thích hợp để đặt thức ăn thừa. Hãy giữ đồ ăn thừa ở ngăn trên cùng của tủ lạnh để bạn có thể nhớ ra và sử dụng chúng.

me
Hãy giữ đồ ăn thừa ở ngăn trên cùng của tủ lạnh để bạn có thể nhớ ra và sử dụng chúng.

3. Ngăn giữa tủ lạnh

Nơi này ở giữa tầm mắt của bạn, vì đây là một nơi lý tưởng cho bữa ăn nhẹ, như cà rốt và món ăn khai vị. Ngoài ra, ngăn giữa tủ lạnh là nơi có nhiệt độ ôn hòa nhất để giữ gìn những quả trứng.

4. Ngăn đựng thịt

Cất giữ thịt nguội và phomat ở đây để tránh việc gây mùi với những đồ ăn khác. Nếu tủ lạnh của bạn không có ngăn kéo riêng để chứa thịt thì hãy giữ thịt ở kệ dưới cùng – nơi lạnh nhất tủ lạnh.

5. Đáy tủ lạnh

Đặt thịt sống ở đây để tránh cho các loại nước ép bị nhỏ giọt làm ảnh hưởng đến thức ăn sẵn bên dưới. Sữa có thể đặt lùi vào bên trong của đáy tủ, thường là nơi lạnh nhất cùng với những sản phẩm từ sữa khác như sữa chua.

me

6. Ngăn kéo dưới cùng

Sắp xếp rau quả ở ngăn có độ ẩm cao và các loại trái cây ở nơi có độ ẩm thấp.

Hãy luôn ghi nhớ rằng: Một số loại trái cây (táo, lê, dưa bở, đào, lê) thoát ra khí e-ti-len, khí này có thể khiến cho một số loại rau quả dễ bị hỏng ( cải xanh, măng, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đậu xanh, rau diếp và các loại rau xanh khác ). Giữ cho rau quả luôn tươi mới bằng cách để chúng chín kỹ trước khi cho vào tủ lạnh.

Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh

- Nước mắm: Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi, để ngay trên bát, trên chảo. Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để lâu tới 3 năm mà không hề bị biến chất.

- Khoai tây: Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây. Vì vậy, thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.

- Bánh mì: Nếu để vào trong tủ lạnh sẽ khô, giòn và nhanh hỏng, nên để ở nhiệt độ thường và dùng trong vòng 4 ngày là an toàn.

- Hành: Tốt nhất là để trong túi lưới, hoặc túi thông hơi, để nơi khô ráo. Không nên để chung với khoai tây vì khoai tạo ra độ ẩm và khí gas làm cho hành nhanh bị hư hỏng.

- Tỏi: Thông thường tỏi có thể để ở môi trường nhiệt thường tới 2 tháng mà không bị hỏng, nên để rời ở những nơi khô ráo, thông gió tốt, không nên cho vào tủ lạnh.

- Mật ong: Mật ong nếu được bảo quản ở điều kiện bình thường có thể để rất lâu. Tuy nhiên nếu dự trữ trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột, và rất khó để múc ra sử dụng.

- Cà chua: Cà chua nếu để trong tủ lạnh sẽ nhanh bị bở, bị nấm và giảm chất lượng, hương vị, nên để rời trên giá không nên cho vào túi ni lông. Muốn nhanh chín thì để trong túi ni lông, nhưng khi chín cho ra để bên ngoài, nơi thông gió, dùng an toàn trong vòng 3 ngày.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.