Mẹo hay "trị dứt điểm" thói quen ngậm thức ăn của bé yêu

Cùng tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để khắc phục tật ngậm khi ăn của bé, mẹ nhé!

Mẹo hay "trị dứt điểm" thói quen ngậm thức ăn của bé yêu

Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi

Meo hay

Chọn đúng thời điểm cho con ăn dặm (Ảnh minh họa)

Tật ngậm ăn là một thói quen không tốt, đây cũng chính là nguyên nhân gây chán ăn, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu nên dễ bị bệnh và về lâu dài sẽ gây hư men răng. Để con không ngậm thức ăn mẹ nên chọn thời điểm cho con ăn dặm đúng độ tuổi.

Giai đoạn từ 5 đến 7 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn bột. Thức ăn nấu chín và xay thật nhuyễn để trẻ dễ nuốt. Bởi độ tuổi này, chỉ cần một chút lợn cợn thì trẻ sẽ ngậm hoặc nhai rất lâu.

Giai đoạn từ 7 đến tháng 10 tháng tuổi, khi cơ hàm đã phát triển thì mẹ cho bé tập làm quen với món cháo. Từ chén cháo loãng, nhuyễn đến cháo hạt với thịt, cá hoặc thêm rau củ… rồi đến cơm nát, sau đó bé mới nhai được cơm hạt với thịt, cá hoặc rau cắt nhuyễn, xé nhỏ. Mẹ nên đổi món thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Ăn kèm uống

Bé nuốt cơm khô hơi khó, nếu thấy bé đã nhai nát cơm nhưng chưa nuốt, mẹ có thể cho bé nhấp một ít nước lọc hoặc nước canh để bé nuốt thức ăn xuống dễ dàng hơn. Mẹ cũng yên tâm với phương pháp này, bởi cho bé ăn cơm kèm theo canh hoặc uống nước trong bữa ăn sẽ không làm bé bị đau dạ dày.

Khen ngợi, khuyến khích khi bé ăn

Bé rất thích nghe được những lời khen ngợi từ bố mẹ khi làm tốt một việc gì đó. Ngay cả trong bữa ăn cũng vậy, mỗi lần cho bé ăn mẹ nên động viên, khuyến khích bé bằng các cử chỉ hoặc lời nói yêu thương. “Con yêu của mẹ giỏi quá”, “bé nói chữ “a” đi nào”,… mẹ cũng đừng quên biểu lộ qua gương mặt kèm theo những tràng pháo tay dành cho bé nhé!

Tắt thiết bị điện tử khi bé ăn

Có rất nhiều bà mẹ mắc sai lầm khi vừa cho con ăn, vừa để con xem tivi hoặc thậm chí chơi các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, điều này không hề tốt cho việc trị dứt điểm tật ngậm ăn cho bé. Sẽ chỉ làm bé tập trung vào các thứ khác, mà quên đi nhiệm vụ quan trọng của mình là phải nhai, phải nuốt thức ăn. Tốt nhất, là mẹ nên cho bé ngồi yên một chỗ để tập trung vào “chuyên môn” hoặc đi lòng vòng xung quanh xóm tùy theo sở thích của từng bé.

Tạo không khí vui vẻ

Mẹ biết không, một yếu tố đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy bé ăn ngon, giúp bé hào hứng ăn chính là không khí vui vẻ trong các bữa ăn. Mẹ có thể cho bé ăn cùng với cả nhà hoặc rủ bạn bè của bé đến cùng ăn. Khi có thêm người bạn ăn cùng, sẽ kích thích cho bé có cảm giác cạnh tranh với “đối thủ”, ai thắng ai thua khi ăn. Những câu nói đùa ngộ nghĩnh như “nhìn bạn ấy ăn ngon chưa kìa!”, “ăn nhanh kẻo bạn ăn hết phần của con bây giờ”, “thi nhau xem ai là người ăn hết sớm nhất nào!”… chắc chắn bé yêu của bạn sẽ cải thiện được thói quen ngậm thức ăn nữa đấy!

Chia nhỏ bữa ăn

Với những trẻ có thói quen ngậm thức ăn ngay từ đầu, mẹ cần phải linh hoạt trong việc chia nhỏ các bữa ăn để kích thích việc ăn uống cho con. Đây cũng là cách giúp dạ dày trẻ không bị đầy và ăn không bị ngán. Thực hiện phương pháp này đều đặn, sẽ nhanh chóng giúp trẻ từ bỏ thói quen ngậm khi ăn và mẹ không còn phải lo tình trạng chậm tăng cân của con nữa.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ