Mẹ Nhật bắt con phơi lạnh, mẹ Việt sợ con bẩn áo

Đối với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, học sinh tiểu học có thể tắm tuyết, mặc quần cộc mùa đông để khổ luyện.

Mẹ Nhật bắt con phơi lạnh, mẹ Việt sợ con bẩn áo

Xót con bị hành hạ dính mưa phùn, bẩn áo

Một phụ huynh tên Nguyễn Duyên chia sẻ đoạn video ghi nhận việc nhiều học sinh khiêng bàn ghế xuống cầu thang tại Trường tiểu học Phước Đồng, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, với dòng trạng thái xót xa, sợ con bị bẩn áo ngày khai trường, đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình cho rằng, các em còn quá bé để làm các công việc nặng nhọc trên, thì cũng có nhiều ý kiến nên để trẻ lao động, tránh sự lười biếng, ỷ lại và ích kỷ.

Nhiều phụ huynh không rõ triết lý dạy dỗ của nhiều bà mẹ Việt hiện nay ra sao bởi lúc nào cũng muốn con được sống và học tập trong môi trường giáo dục hiện đại, thậm chí chi ra khoản tiền lớn để cho con học ở trường điểm, trường chuẩn quốc gia.

Nhưng với các hoạt động vận động để cho trẻ có khoảng thời gian hòa nhập với môi trường xung quanh, rèn luyện sức khỏe, ngoài kiến thức trong sách vở, thì các bậc phụ huynh lại có nhiều thái độ tiêu cực.

Me Nhat bat con phoi lanh, me Viet so con ban ao - Anh 1

Các em học sinh bê bàn ghế

Đâu chỉ riêng việc 5-6 học sinh bên một chiếc bàn từ tầng 4 xuống tầng 3 bị các mẹ lên tiếng chê trách, mà còn nhớ, cách đây không lâu, sáng ngày 30/1, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Phòng GD&ĐT quận Đống Đa, Hà Nội đã tổ chức lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng năm học 2015-2016.

Hôm đó, trời mưa phùn và các em học sinh vẫn phải diễu hành, biểu diễn nghệ thuật và thi đấu các bộ môn trong sân nhà thi đấu không có mái che.

Trước cảnh đó, nhiều phụ huynh tỏ ra xót xa cho con họ, thậm chí còn đi gặp giáo viên phụ trách yêu cầu mặc áo mưa hoặc đội mũ cho con. Thậm chí, người còn tự ý lấy ô ra để che mưa cho con mình.

Sau đó, lên tiếng chê trách nhà trường, phòng giáo dục đã hành hạ con cái họ, sợ con ốm.

Những đứa con của giông gió

Thế nhưng, học sinh ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Nga, các em còn phải lao động trong mưa, thậm chí tắm tuyết, để rèn luyện sức khỏe.

Nếu như ở Việt Nam, trong những ngày miền Bắc chìm trong đợt rét mạnh kéo nền nhiệt xuống dưới 10 độ C, đồng loạt các trường tiểu học đều thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Thì tại các trường ở Nhật Bản, trẻ em vẫn đến trường với một bộ đồng phục “trên đông dưới hè” dưới thời tiết 2 độ C. Các trường học và cả cha mẹ Nhật tin rằng, thời tiết giá lạnh chính là cơ hội để trẻ được rèn luyện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

Những đứa trẻ được rèn luyện theo một cách mà nhiều người cho là khắc nghiệt như vậy được tin rằng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, miễn nhiễm với các loại ốm thông thường và được gọi là “những đứa trẻ lớn lên trong gió”.

Me Nhat bat con phoi lanh, me Viet so con ban ao - Anh 2

Học sinh ở Nhật luôn mặc “mát mẻ” kể cả trong mùa đông.

Trong khi đó, tại các nước châu Âu, các hình thức rèn luyện cho trẻ sơ sinh cũng được áp dụng trong tiết trời buốt giá.

Ở Thụy Điển, các mẹ thường đặt con trong xe nôi rồi “phơi” con ngoài trời khi nhiệt độ khoảng -5 độ C, các bé sẽ “tận hưởng” giấc ngủ buốt giá này trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ. Đây đã trở thành truyền thống ở Thụy Điển.

Tại Forskolan Orren, một trường mẫu giáo ở ngoại ô Stockholm, tất cả trẻ em đều ngủ ngoài trời cho tới khi chúng 3 tuổi. Theo họ, tiếp xúc với không khí trong lành, thoáng đãng như thế này là cách giúp bé khỏe hơn, không mắc cảm cúm.

Dù không phải truyền thống như ở Nhật hay Thụy Điển, một trường mẫu giáo ở Nga cũng từng khiến các bố mẹ nước ngoài ngạc nhiên khi cho học sinh tham gia thử thách “tắm” nước lạnh giữa trời băng giá.

Me Nhat bat con phoi lanh, me Viet so con ban ao - Anh 3

Học sinh tiểu học Nga tắm tuyết

Dưới giá rét -10 độ C, trẻ em mẫu giáo ở một ngôi trường tại thành phố Barnaul, vùng Siberia, Nga, mặc đồ bơi ra ngoài, khởi động làm ấm cơ thể và hào hứng tham gia vào một hoạt động thường ngày, đó là dùng những chậu nước lạnh dội lên người.

Sau 6 tháng tập đổ nước lạnh lên người khi trời lạnh, các em có biểu hiện chống chọi tốt hơn với bệnh tật.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ