Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều lạ đời khi làm mẹ ở Ấn Độ

Một mẹ Mỹ đã chia sẻ 12 điều thú vị khiến cô vô cùng ngạc nhiên khi làm mẹ ở đất nước Ấn Độ.

Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều lạ đời khi làm mẹ ở Ấn Độ
Danielle Dumm là một nhà văn, nhiếp ảnh gia và là một người mẹ. Cô hiện đang sống ở New Delhi, Ấn Độ cùng chồng và cậu con trai hai tuổi và chuẩn bị chào đón thành viên thứ tư của gia đình. Danielle gặp chồng ở một tổ chức phi lợi nhuận tại Washington, hai người sinh con trai đầu lòng ở Trung Quốc trong khoảng thời gian 2 năm sống ở đây. Tháng 8 năm 2012, gia đình cô chuyển đến Ấn Độ. Tại đây cô đã có những trải nghiệm làm mẹ rất đặc biệt. Danielle Dumm đã chia sẻ trong blog của mình về 12 điều ấn tượng nhất.
Sân chơi
Ở Ấn Độ có sân chơi cho trẻ em, nhưng cảm giác khi nhìn con trai tôi choáng váng quanh những tàn tích của một nhà thờ Hồi giáo thế kỷ mười bốn thì quả là mới lạ. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày chứng kiến lũ trẻ chơi trốn tìm ở lăng mộ Safdarjung từ thế kỉ 15 ở cạnh nhà.
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều lạ đời khi làm mẹ ở Ấn Độ ảnh 1
Sân chơi của trẻ em Ấn Độ khá đặc biệt.
Các vết xước xát, bầm tím
Điều khó khăn nhất khi sống ở đây là các vấn đề an toàn. Khi cậu con trai hai tuổi của mình muốn đi dạo, tất cả những gì tôi thấy là những con chó đi lạc và dây thép gai trên mặt đất. Tôi chỉ mong đến lúc để con chơi ở sân sau mà không phải lo con sẽ cho chút bụi bẩn vào miệng. Bởi vì ở đây thì không bao giờ chỉ là bụi bẩn. Bọn trẻ ở đây thường bơi ở sông Yamuna, con sông ô nhiễm bị bao phủ bởi lớp bọt trắng xóa do hóa học.
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều
Ở Mỹ, những lần bị ngã và các vết bầm đã trở thành một phần tự nhiên của tuổi thơ. Ở đây, người ta sẽ rất sửng sốt nếu nhìn thấy Will (tên con trai Danielle) có vài vết xước nhỏ ở đầu gối. Họ thậm chí còn hỏi tôi có phải cậu bé vừa bị ô tô cán hay không, bởi vì một em bé thì không được phép bị thương như vậy. Đó có thể là một phản ứng thái quá, nhưng tôi có thể hiểu được. Những vết thương nhiễm trùng có thể bị lan ra dễ dàng, một số bệnh viện mất vệ sinh.
Tuy nhiên, chẳng có gì đáng giá bằng những trải nghiệm sống động của con ở đây. Tôi sẽ không đánh đổi những cuộc phiêu lưu điên rồ chúng tôi cùng nhau trải qua ở nơi đây cho bất cứ điều gì khác.
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều lạ đời khi làm mẹ ở Ấn Độ ảnh 3
Danielle và con trai.
Vấn đề trẻ em và cho con bú
Pháp luật Ấn Độ cấm việc biết trước giới tính thai nhi. Nhiều người muốn có con trai có thể sẽ phá thai nếu biết thai nhi là một bé gái. Ở đây, các bà mẹ được khuyến khích cho con bú, nhưng đối với một bộ phận người dân, việc dùng sữa công thức thể hiện sự giàu có của gia đình, vì họ có đủ tiền để thuê một ayah (vú nuôi).
Đàn ông cùng đi học lớp học tiền sản với vợ
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều
Một người bạn của tôi vừa tham gia một lớp học tiền sản. Lớp học tiền sản là một điều rất tiến bộ ở Ấn Độ, đặc biệt là khi đàn ông cũng tham gia. Cô ấy đã cho chồng cơ hội để đi học thử, nhưng cho biết họ không thể nói về cổ tử cung mà không cảm thấy xấu hổ. Giới tính vẫn còn là một điều cấm kỵ, trường học cũng không có các lớp học về sức khỏe. Đàn ông không được phép vào phòng sinh trừ những bệnh viện hiện đại nhất. Bác sĩ nói với bạn tôi: “Cô không cần một nữ hộ sinh vì cô đã có một ông chồng người Mỹ”.
Quần áo trẻ em
New Delhi có các nhãn hiệu quần áo trẻ em dễ thương nhất mà bạn chưa bao giờ biết đến. Thị trường cao cấp đầy những kiểu áo chẽn Ấn Độ kết hợp với quần cotton in họa tiết hiện đại. Các nhãn hiệu Almirah, Lola’s World và Good Earth có rất nhiều các sản phẩm quần áo thêu tay mà giá cả phải chăng.
Trẻ con sẽ ngủ cùng bố mẹ
Ngủ cùng là một điều bình thường ở đây, bất kể tầng lớp nào đi nữa. Trẻ em sẽ ngủ cùng bố mẹ hay vú nuôi ít nhất là đến năm 6, 7 tuổi. Một cô bạn người Mỹ của tôi để trẻ ngủ trong phòng riêng, và người giữ trẻ Ấn Độ của cô ấy tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Một số trẻ nhỏ trong các gia đình trung lưu ở Ấn Độ đi ngủ cùng giờ với bố mẹ, thường là 11 giờ đêm. Con tôi cũng ngủ cùng với bố mẹ. Cậu bé có một chiếc hộp trong một căn phòng nhỏ nơi tôi để quần áo và cũi của con, và cậu bé luôn bắt đầu một đêm của mình ở đó, đi ngủ lúc 8 giờ. Đó là cách Chris và tôi có được một vài giờ riêng tư. Sau đó, khoảng 11 giờ, bằng cách nào đó cậu bé cảm thấy chúng tôi sắp đi ngủ, và đòi vào giường cùng bố mẹ, cậu bé lại chìm vào giấc ngủ sâu lần thứ hai.
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều
Thuê người giúp việc nhà
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều

Tôi từng thề rằng mình sẽ không bao giờ thuê một người giúp việc, nhưng không thể tưởng tượng được nhà bẩn nhanh đến thế nào ở một nước đang phát triển như Ấn Độ, chỉ trong vài giờ. Ngay cả khi lau nhà mỗi ngày trong tuần, chúng tôi vẫn đi ngủ với đôi chân đen mỗi đêm vì bụi bẩn trên sàn nhà. Không khí cũng rất nhiều bụi. Người giúp việc của gia đình tôi, Kanti, đến nhà chúng tôi vài giờ mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Ngoài ra, tôi cũng thích có một người khác ở trong nhà. Tôi nghĩ ở Mỹ, gia đình và trẻ em thường khá cô lập. Ở đây luôn có họ hàng, hàng xóm và ayah ở xung quanh nhà, một sự khác biệt mà tôi rất trân trọng.
Các vú nuôi chuyên nghiệp
Các gia đình Ấn Độ có điều kiện (thường là tầng lớp trung lưu và thượng lưu) thường thuê một vú nuôi toàn thời gian, dù cả bố mẹ đều đi làm hoặc không. Tôi không có một ayah, chủ yếu là vì tôi cùng con đi xung quanh trong thành phố. Lúc đầu, mọi người nhìn hai mẹ con với ánh mắt kì lạ khi chúng tôi đến siêu thị. Rất hiếm khi nhìn thấy trẻ con ở nơi công cộng, trừ những “khu vực trẻ em” như sân chơi.
Thậm chí nếu bạn không thể thuê một ayah, truyền thống ở đây là nhờ họ hàng làng xóm trông con giúp để bạn có thể ra ngoài một mình. Tôi nghĩ một phần lí do là vì đất nước này không thực sự “thân thiện” với trẻ em. Có rất nhiều mối nguy hiểm, và thời tiết thì rất nóng. Nhiều phụ nữ Ấn Độ và cả người nước ngoài không bao giờ nghĩ đến việc sai con chạy vài việc vặt hay đi ra ngoài ăn tối cùng chúng.
Sống với vú nuôi và gia đình cô ấy
Mẹ Mỹ chia sẻ 9 điều lạ đời khi làm mẹ ở Ấn Độ ảnh 7
Vú nuôi trở thành một phần quan trọng trong các gia đình Ấn Độ.
Thông thường, ở Ấn Độ sẽ có các khu riêng biệt để ayah sống cùng với gia đình mình ở đó. Bằng cách đó, vú nuôi có thể linh hoạt giờ giấc mà không phải xa chồng con. Vú nuôi là một điều rất phổ biến ở đây đến mức, thẻ thành viên hàng năm cho các bảo tàng trẻ em bao gồm ba người lớn, hai cho bố mẹ và một cho vú nuôi. Ở trong các gia đình Ấn Độ, đó là mối quan hệ lâu dài, vú nuôi trở thành một phần của gia đình.
Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ