Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

GD&TĐ - Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến con hay không vẫn là câu hỏi được nhiều người băn khoăn. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng thai nhi không?

Em có bầu được 5 tháng rồi mà tự nhiên mấy ngày nay thấy con có vẻ ít đạp hơn trướ. Dù rất muốn đến gặp bác sĩ để theo dõi con có bị làm sao không nhưng lại sợ dùng máy siêu âm con nhiều sẽ không tốt nên lại thôi. Mà nếu ở nhà cứ như thế này thì cũng không yên tâm được các mẹ ạ.

Băn khoăn mãi em cũng tới bệnh viện gần nhà để hỏi xem nên làm thế nào thì em nghe bác sĩ khuyên như thế này, em chia sẻ lên để mẹ nào có cùng tâm trạng như em thì đỡ phải lo nghĩ nữa nha.

Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng thai nhi không? - Ảnh 1.
3 mốc quan trọng mà mẹ bầu cần đi siêu âm thai

Theo các bác sĩ cho biết thì trong một thai kỳ bình thường, mẹ bầu nên siêu âm ít nhất 3 lần theo như khuyến cáo của bác sĩ. Lần thứ nhất cho 3 tháng đầu của thai kì (từ tuần 12 đến tuần 14), lần thứ hai cho ba tháng giữa thai kì (tuần 22 đến tuần 24), lần thứ ba cho ba tháng cuối (tuần 32 đến tuần 34).

Trong trường hợp mẹ có song thai, đa thai, từng có thai chết lưu hay thai nhi có biểu hiện bất thường nào đó như đau bụng, ra máu, tăng cân nhanh...thì cần siêu âm nhiều hơn để biết cụ thể tình trạng của thai nhi.

Đối với ba giai đoạn này, mẹ bầu dù bận gì cũng phải sắp xếp thời gian để đến siêu âm, lý do những mốc này trở nên quan trọng là vì lý do sau đây ạ:

Siêu âm lần thứ nhất: Là khi thai nhi đã được 12 – 14 tuần, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra về độ mờ da gáy để kịp thời phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc những bất thường khác để chữa trị kịp thời.

Đặc biệt tuần tuổi thai này, các bác sĩ sẽ sớm xác định được về tuổi thai, số lượng thai và ngày dự sinh em bé chính xác cho mẹ bầu nữa đấy nhé. Các mẹ nhất định đừng quên đi siêu âm thai trong thời điểm này nha.

Siêu âm lần thứ hai: Mang thai ai cũng mong con mình được khỏe mạnh, lành lặn, thì tuần thứ 22 – 24 chính là tuần để các bác sĩ khảo sát hình thể để phát hiện những bất thường của thai nhi, nhau thai hay nước ối. Đặc biệt các vấn đề về dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh hay các vấn đề về nội tạng.

Siêu âm lần thứ ba: Khi thai nhi được 32 - 34 tuần, bác sĩ siêu âm để phát hiện bệnh về tim, mạch máu, não...vì những bệnh này thường xảy ra muộn. Đồng thời cũng biết được cân nặng, ngôi thai, nước ối, nhau thai có quấn vào thai nhi hay không để chuẩn bị cho lần sinh nở sắp tới.

Mẹ bầu siêu âm nhiều có sao không

Dẫu biết rằng mẹ bầu lo cho con nên luôn muốn được siêu âm để xem con có khỏe không, có phát triển bình thường không. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng chỉ nên siêu âm theo lịch siêu âm mẹ bầu mà bác sĩ đưa ra.

Nếu lạm dụng siêu âm quá nhiều, những bức xạ từ máy siêu âm vào bào thai sẽ làm thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên, gây ra những tổn thương cho não bộ dẫn đến dị tật bẩm sinh (đặc biệt khi siêu âm vào những tuần đầu của thai kì) đấy nha các mẹ ơi.

Thời điểm nào siêu âm là gây hại nhất?

Nhiều người thắc mắc mẹ bầu không nên siêu âm khi nào? Thực ra đó không phải là câu hỏi của riêng ai bởi khi mang bầu không ai không lo cho con mình cả.

Thực tế, khi thai nhi chưa được 8 tuần tuổi thì mẹ bầu không nên siêu âm. Vì trong những tuần này, thai nhi đang hình thành các bộ phận cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục và hệ thần kinh trung ương.

Vậy nên trong quá trình siêu âm, không ai dám chắc rằng không có bất kì tia nào (trong đó có sóng siêu âm) làm ảnh hưởng đến sự hình thành của thai nhi.

Ba phương pháp siêu âm hiện nay 

Siêu âm thai 2D: Là phương pháp siêu âm 2 chiều, với hình ảnh trắng đen, là phương pháp lâu đời nhất giúp các bác sỹ có thể chuẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi,… thường dùng để đo độ dài và kích thước, đường cắt của bào thai so với hình thể bình thường.

Siêu âm thai 3D: Là phương pháp siêu âm 3 chiều, cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi. Ưu điểm của siêu âm 3D là dễ dàng phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi, nhưng có nhược điểm là độ chính xác về kích thước cũng như tuổi thai không bằng siêu âm 2D.

Siêu âm thai 4D: thực chất ra vẫn là siêu âm 3D với hình ảnh động. Ưu điểm là thấy được hình ảnh thật đang cử động của bé tuy nhiên do quá trình lưu file lâu các tia bức xạ trong quá trình siêu âm nhiều có thể gây hại cho mẹ và bé.

Những điều mẹ bầu nên lưu ý để kết quả siêu âm trở nên tốt nhất

- Trước khi siêu âm nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang căng ra giúp nhìn rõ em bé, lúc bạn mắc tiểu nhất chính là lúc siêu âm rõ nhất.

- Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi siêu âm.

Với những lời khuyên hữu ích trên, hy vọng các mẹ bầu sẽ có một kế hoạch siêu âm hợp lý, để vấn đề mẹ bầu siêu âm nhiều hay ít không còn là thắc mắc của nhiều người nữa.

Theo phụ nữ & cuộc sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.