Mẹ bầu cần làm điều này khi thai 9 tuần để phát hiện dị tật dính liền

Hiện nay có nhiều biện pháp chẩn đoán trước sinh giúp phát hiện hiện sớm những bất thường và chăm sóc, điều trị kịp thời cho thai như xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, siêu âm, sinh thiết gai rau, xét nghiệm dịch ối, đouble test, triple test...

Trong đó, siêu âm là biện pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán tình trạng dị tật bẩm sinh trong đó có cả trường hợp song thai dính liền.

Siêu âm đầu dò âm đạo có thể chẩn đoán số bánh nhau và số buồn ối trong song thai từ tuần thứ 7 của thai kỳ.

Trường hợp phát hiện hai thai có một bánh nhau và một buồn ối, bác sĩ sẽ khảo sát kỹ hơn để xem song thai có dính liền hay không.

Siêu âm là một trong những biện pháp hữu ích để phát hiện dị tật thai nhi. (Ảnh minh họa).
Siêu âm là một trong những biện pháp hữu ích để phát hiện dị tật thai nhi. (Ảnh minh họa).

Giai đoạn từ 9 – 12 tuần, siêu âm có thể cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bánh nhau, ối và phôi thai sống. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những nguy cơ khi phụ nữ mang đa thai.

Như vậy, siêu âm có thể phát hiện dị tật song thai dính nhau từ sau tuần thứ 9 của thai kỳ.

Gia đình và xã hội đưa tin, BS CKII Nguyễn Xuân Chường – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, trong quá trình 30 năm công tác siêu âm sản khoa, bác sĩ đã gặp khá nhiều trường hợp dính dị tật. Năm nào cũng gặp 1-2 trường hợp như vậy. 

Các gặp song sinh dính liền rất hiếm gặp với tỷ lệ chỉ từ 1/50.000 – 1/100.000 ca. Trong đó, tỷ lệ song sinh dính liền là bé gái nhiều hơn so với cặp song sinh dính liền bé trai.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, chị em khi biết mình có thai nên đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ sản khoa, siêu âm phối hợp theo dõi, đưa ra những tư vấn phù hợp hoặc có biện pháp can thiệp y khoa kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

TikTok 'lâm nạn' ở Mỹ

GD&TĐ - Lần thứ hai trong không đầy 4 năm, ứng dụng TikTok bị đưa vào vòng ngắm của chính quyền Mỹ.
Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.