Mắt - Dấu hiệu sớm nhất của bệnh tự kỷ khi trẻ còn rất nhỏ

Mắt - Dấu hiệu sớm nhất của bệnh tự kỷ khi trẻ còn rất nhỏ
Mắt - Dấu hiệu sớm nhất của bệnh tự kỷ khi trẻ còn rất nhỏ
Mắt - Dấu hiệu sớm nhất của bệnh tự kỷ khi trẻ còn rất nhỏ

Giao tiếp bằng mắt khi trẻ được vài tháng tuổi có thể là chìa khóa để xác định sớm bệnh tự kỷ.

Những điểm nhìn của trẻ 6 tháng tuổi vào người chăm sóc có thể cho biết trẻ có nguy cơ tự kỷ (màu đỏ) hay bình thường (màu xanh)

Nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH) đăng trên tạp chí Nature đã phát hiện ra dấu hiệu sớm nhất của bệnh là giảm dần sự chú ý đến mắt của người khác khi trẻ được 2-6 tháng tuổi.

Kết quả này dựa trên việc theo dõi 2 nhóm trẻ có nguy cơ tự kỷ khác nhau từ khi chào đời cho đến khi được 3 tuổi. Nhóm nguy cơ cao gồm những em đã có anh chị em ruột bị chẩn đoán tự kỷ, số còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị theo dõi mắt để đánh giá chuyển động của mắt ở từng em bé qua băng video. Họ tính tỷ lệ % thời gian em bé nhìn chăm chú vào mắt, miệng và cơ thể của người chăm sóc, cũng như thời gian nhìn vào khoảng không bên ngoài. Các bé được kiểm tra 10 lần khác nhau trong thời gian từ 2 - 24 tháng tuổi.

Đến khi được 3 tuổi, một số trẻ, hầu hết là từ nhóm nguy cơ cao, đã có chẩn đoán bị tự kỷ. Sau đó các nhà nghiên cứu tổng kết số liệu theo dõi mắt của trẻ để xem có những yếu nào khác biệt giữa trẻ sau này bị tự kỷ và trẻ không bị.

Kết quả cho thấy ở những trẻ sau này bị tự kỷ, có sự giảm sút dần về thời gian trẻ nhìn vào mắt của mẹ. Sự giảm sút trong giao tiếp mắt này bắt đầu khi trẻ được 2 - 6 tháng và tiếp tục trong suốt thời gian nghiên cứu. Đến 24 tháng tuổi, những trẻ sau này bị chẩn đoán tự kỷ chỉ nhìn vào mắt người chăm sóc bằng một nửa thời gian của những trẻ phát triển bình thường..

Sự giảm sút trong giao tiếp mắt là điều khá đáng ngực nhiên. Trái ngược với giả thuyết tồn tại từ lâu trong lĩnh vực này cho rằng trẻ tự kỷ bị mất hoàn toàn các hành vi giao tiếp xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng hòa nhập xã hội vẫn còn nguyên ở trẻ tự kỷ trong một thời gian ngắn sau khi chào đời. Nếu các bác sĩ có thể xác định được loại dấu hiệu tự kỷ này khi trẻ còn rất nhỏ, thì việc can thiệp sẽ hiệu quả hơn để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội.

“Bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán trước 2 tuổi, khi mà sự chậm trễ trong hành vi giao tiếp xã hội và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ trở nên rõ ràng. Nghiên cứu này cho thấy trẻ biểu hiện những dấu hiệu tự kỷ rõ ở độ tuổi nhỏ hơn nhiều”, TS Thomas R. Insel, giám đốc NIMH cho biết, “Càng xác định được sớm những dấu hiệu ban đầu của bệnh tự kỷ thì việc can thiệp điều trị sẽ càng hiệu quả”.

Thường thì các em bé sẽ bắt đầu biết chú ý vào mặt người khác ngay sau chào đời vài giờ, và chúng học cách nắm được những “gợi ý giao tiếp” bằng cách dành sự chú ý đặc biệt vào mắt của người đối diện. Tuy nhiên những trẻ bị tự kỷ không biểu hiện sự quan tâm đến việc giao tiếp bằng mắt. Trên thực tế, thiếu giao tiếp bằng mắt là một trong những đặc điểm để chẩn đoán bệnh.

Theo Dân trí / Sciencedaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ