Mạnh tay với tội phạm mua bán người

GD&TĐ - Công an TP Hà Nội vừa xây dựng kế hoạch triên khai về thực hiện Đề án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2017-2020”.

Lực lượng chức năng Việt Nam - Trung Quốc bàn giao nạn nhân bị mua bán qua biên giới (Ảnh mia họa,theo toaan.gov.vn)
Lực lượng chức năng Việt Nam - Trung Quốc bàn giao nạn nhân bị mua bán qua biên giới (Ảnh mia họa,theo toaan.gov.vn)

Để thực hiện đề án trên, công an Hà Nội sẽ nghiêm túc thực hiện có hiệu quả, triển khai đồng bộ và chủ các biện pháp và chú trọng biện pháp phòng ngừa; phát hiện, điều tra truy tố xét xử tội phạm mua bán người... Ngoài ra, sẽ phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan và các ngành chức năng có liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người.

Theo đó, công an TP sẽ tập trung các đối tượng đấu tranh gồm: Đối tượng theo băng, nhóm; đối tượng phạm tội và người có liên quan đến tội phạm mua bán người hoặc có biểu hiện nghi vấn có liên quan đến mua bán người; đối tượng có tiền án, tiền sự, có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người trong nội địa hoặc qua biên giới dưới mọi hình thức; và những đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam, đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài lợi dụng danh nghĩa liên doanh, du lịch, thăm thân... để hoạt động mua bán người.

Công an TP cũng đưa ra các chỉ tiêu. Cụ thể, hàng năm 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn;

100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại, xử lý và những trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định;

Đặc biệt, hàng năm tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố, điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ án được phát hiện.

Nhằm đấu tranh và phòng chống tội phạm mua bán người, Công an Hà Nội đã đưa ra các biện pháp như: Tiến hành đồng bộ các biện pháp pháp phòng ngừa, điều tra, khám phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm có tổ chức, liên tỉnh, xuyên quốc gia.

Thông qua công tác điều tra, truy tố, xét xử phát hiện những sơ hở, những vấn đề chưa phù hợp của pháp luật liên quan để đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi; đồng thời phát hiện những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm cũng như các vấn đề có liên quan để có đối sách phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm này.

Rà soát, phát hiện, theo dõi những đối tượng có biểu hiện nghi vấn về mua bán người... để chủ động trong công tác nắm tình hình tội phạm.

Trong công tác điều tra, xử lý cần tập trung lực lượng, biện pháp nâng cao hiệu quả và tỷ lệ công tác phát hiện, điều tra, khám phá các vụ án mua bán người;

Tổ chức xác nhận, xác minh kịp thời các tin báo tố giác tội phạm và các thông tin liên quan đến hành vi mua bán người, từ đó xác lập chuyên án đấu tranh, triệt phá các tổ chức, băng nhóm tội phạm; Tăng cường các mặt trinh sát để để chủ động đấu tranh, bóc gỡ các đường dây, tổ chức tội phạm, không để hình thành các đường dây, ổ nhóm tội phạm lớn về mua bán người.

Tổ chức điều tra, xử lý nghiêm minh đối tượng phạm mua bán người; tích cực tìm kiếm, giải cứu các nạn nhân. Đấu tranh khai thác mở rộng, giải quyết triệt để các vụ án liên quan để xử lý nghiêm theo đúng pháp luật. Tập trung truy bắt đối tượng phạm tội và đối tượng bị truy nã, truy tìm người mất tích nghi bị bán…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ