Lybia: Sự bế tắc có dấu hiệu chuyển biến

Lybia: Sự bế tắc có dấu hiệu chuyển biến

(GD&TĐ) – Sự bế tức ở Libya trong tuần qua dường như đã xuất hiện sự chuyển biến khi lực lượng nổi dậy bắt đầu chiếm ưu thế khi có thông tin chính quyền của họ đã được một số cường quốc công nhận.

Cuộc chiến ở Libya đã kéo dài nhiều tháng
Cuộc chiến ở Libya đã kéo dài nhiều tháng

Trên mặt trận, sau nhiều tháng Nato ném bom vào Libya, lực lượng nổi dậy đã chiến đấu với lực lượng của nhà lãnh đạo Gaddafi và đã tới được các thị trấn chỉ còn cách thủ đô Tripoli vài chục km.

Về mặt trận chính trị, Hội đồng chuyển giao quốc gia (NTC) của phe đối lập đã được hơn 30 quốc gia công nhận là hợp pháp.

Quân đội của lực lượng nổi dậy chiếm ưu thế và sự công nhân của Mỹ đối với NTC đã tạo thêm áp lực cho lực lượng của ông Gaddafi khi hàng tỉ đô la trong các quỹ của Libya bị đóng băng có thể được mở - một tin vui cho lực lượng nổi dậy đang gặp khó khăn về tài chính.

Trong khi đó còn có sự thay đổi về quan điểm từ phía Nga, nước đã làm trung gian đàm phán cho các bên tham gia. Giờ đây Moscow đã đồng ý với Washington rằng thời gian của ông Gaddafi “chỉ tính từng ngày” và cuộc khủng hoảng sẽ chấm dứt với sự ra đi của nhà lãnh đạo Libya.

Cũng trong thời gian này, Nato vẫn tăng cường các đợt không kích chống lại các lực lượng của ông Gaddafi, tuy nhiên, cuối tuần trước nhà lãnh đạo này vẫn thề là sẽ không bao giờ rời khỏi đất nước trong một bài phát biểu qua đài gửi tới những người ủng hộ tại thành phố Zawiya, cách Tripoli 50km về phía tây.
Chưa biết cuộc xung đột cuối cùng sẽ chấm dứt bằng một chiến thắng quân sự hay sẽ được giải quyết thông qua đàm phán chính trị, nhưng dù sao, xu hướng và kết quả của “ván cờ” tại Libya đang trở nên rõ ràng hơn.

Hà Châu (Theo Xinhua)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.