Lý giải vì sao khi bạn tự cù chính mình mà không thấy nhột

Đã bao giờ bạn tự hỏi, vì sao khi người khác cù mình, bạn lại thấy vô cùng nhột (buồn) và cười như “nắc nẻ”, nhưng việc tự cù bản thân lại không khiến bạn có cảm giác đó. 

Lý giải vì sao khi bạn tự cù chính mình mà không thấy nhột

Hãy cùng khám phá não bộ và cơ chế tự nhận thức của chúng ta để có những lý giải xác thực về điều này.

Đầu tiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với những ứng cử viên trong phòng thí nghiệm và theo dõi mặt thụ cảm của hệ thần kinh ở tình nguyện viên. Theo đó, các chuyên gia yêu cầu người chơi tự cù chính mình và người bên cạnh thực hiện lại hành động này.

Thông qua việc quan sát hoạt động não bộ trên máy quét khi tiến hành tự cù bản thân, nhà nghiên cứu Sarah Jayne Blakemore nhận thấy, não bộ có thể dự đoán cực kỳ chính xác mỗi khi chúng ta chuẩn bị có những chuyển động của tứ chi, rồi trong khoảnh khắc chớp nhoáng, nó truyền tín hiệu này đến vỏ não và thông tin được xử lý tại đây. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không thể cảm nhận loại tín hiệu này nếu như người khác cù mình.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khi con người có thể tự cù mình và gây cười. Nhà nghiên cứu Sarah đã thiết kế ra một chiếc máy tự sủi bọt khiến cho lòng bàn tay của con người cảm thấy buồn khi chạm vào.

Cô nhận thấy rằng, nếu giảm tốc độ sủi bọt xuống khoảng 200 phần nghìn giây, xung tín hiệu truyền đi sẽ bị chậm và trung khu thần kinh không còn dự đoán được hành động xảy ra với cơ thể dẫn đến ta khó phân biệt được đây là hành động của mình hay của người khác.

Một thí nghiệm khác của nhà khoa học Van Doom đã đưa những người tham gia vào một loại trải nghiệm không cần chạm đến cơ thể. Cụ thể, ông cho những người tham gia xem một đoạn video về hành động của những người đã tham gia trước đó. 

Bằng việc đồng bộ hóa những cử động của người khác, những người tham gia thấy mình cũng đang cảm nhận được cơ thể của người làm mẫu.

Ở một cấp độ cao hơn, người tham gia sẽ phải tự cù bản thân mình nhưng cảm thấy như thể họ đang cù người còn lại. Điều này giúp Van Doom đi đến kết luận rằng, kể cả cho dù có hoán đổi cơ thể thì một người cũng không thể tự cù chính mình và cảm thấy buồn được.

Đặc biệt hơn, ngay cả trong mơ thậm chí bạn cũng không thể làm được điều này. Trong một thí nghiệm, những người tham gia vốn có khả năng kiểm soát bản thân mình trong giấc mơ đã được thử nghiệm việc tự cù chính họ trong mơ. Tuy nhiên việc này cũng hoàn toàn không khả thi.

Theo các chuyên gia, mấu chốt vấn đề này là ở một phần hệ thần kinh kiểm soát hành động tự cù. Thật thú vị khi nhận ra rằng chỉ những người bị bệnh tâm thần phân liệt mới có thể tự cù mình thành công. Đơn giản có lẽ là bởi họ không nhận thức và kiểm soát được hành động của mình.

Theo Trí thức trẻ/BBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.