Lý giải sự xuất hiện của quầng mặt trời

Quầng hào quang rực rỡ bao quanh Mặt Trời là hiện tượng quang học hiếm, xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều lần theo góc 22 độ.

Lý giải sự xuất hiện của quầng mặt trời

Sáng ngày 9/5, nhiều người sống tại thành phố Huế và Quảng Nam tỏ ra bất ngờ và thích thú khi chứng kiến quầng hào quang rực rỡ bao quanh Mặt Trời.

Sự xuất hiện của mặt trời đi kèm quầng hào quang thu hút nhiều sự chú ý và kéo dài suốt cả buổi sáng, rất dễ quan sát trong điều kiện trời trong và không mây. Đây thực chất là một hiện tượng quang học thú vị mang tên quầng mặt trời.

Quầng hào quang là những vòng ánh sáng bao quanh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Chúng thường xuất hiện khi có một lớp mây ti mỏng xuất hiện trên bầu trời, theo Weather. Sự kết hợp giữa hóa học, vật lý và hình học là nguyên nhân chính tạo ra quầng mặt trời.

Bầu khí quyển pha trộn nhiều loại khí, bao gồm khí oxy, nitơ và hơi nước. Ở độ cao đủ lớn, hơi nước cô đặc và sau đó đông cứng thành tinh thể băng. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua tinh thể băng, dạng hình học của tinh thể sẽ làm cho ánh sáng bị khúc xạ, tương tự hiện tượng xảy ra khi ánh sáng chiếu qua một lăng kính.

Ánh sáng khúc xạ hai lần theo góc 22 độ trong hiện tượng quầng mặt trời. Ảnh: Đại học Illimois.

Theo Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, những tinh thể băng hình lục giác có hướng ngẫu nhiên với đường kính chưa đến 20,5 micromet chịu trách nhiệm sản sinh quầng hào quang có thể quan sát thấy trên bầu trời.

Kích thước và hình dáng hình học cho phép ánh sáng trải qua hai lần khúc xạ hoặc uốn cong khi chiếu qua tinh thể băng. Ngay khi hoàn thành lần khúc xạ thứ hai, ánh sáng xuất hiện dưới dạng hào quang trên bầu trời.

Quá trình này diễn ra với mọi nguồn sáng, có nghĩa quầng mặt trăng cũng hình thành trong điều kiện tương tự. Ngoài ra, quá trình rất giống cách mặt trời hình thành. Đây là lý do màu sắc quầng hào quang đôi khi trông như màu cầu vồng.

Quầng hào quang còn có tên gọi là "Hào quang 22 độ" bởi hai lần khúc xạ bẻ cong ánh sáng theo góc 22 độ so với hướng gốc. Bạn có thể trông thấy rõ quầng hào quang khi mắt ở góc 22 độ với Mặt Trời hoặc Mặt Trăng.

Quầng mặt trời hoặc mặt trăng thường là dấu hiệu dự báo sắp có mưa. Do quầng hào quang cần tinh thể băng để hình thành, tinh thể băng thường xuất hiện trong những đám mây ti ở độ cao lớn. Những đám mây này có thể kéo đến nhiều ngày trước khi có khối khí nóng hoặc lạnh mang mưa đến.

Tuy nhiên, không phải mọi đám mây ti đều đi kèm bão. Một số quầng hào quang chỉ đơn thuần là tín hiệu cho thấy lượng nước ở thượng quyển gia tăng.

 Hào quang xuất hiện trên bầu trời Huế:

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.