Lưu ý thiết kế bài giảng ở bậc đại học

GD&TĐ - PGS.TS Trần Thế Phiệt - Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông (Trường ĐH Đại Nam) - cho rằng: So với công việc soạn bài giảng truyền thống, “thiết kế bài giảng” dưới ánh sáng lý luận dạy học hiện đại khác nhau về chất.

Lưu ý thiết kế bài giảng ở bậc đại học

Thiết kế bài giảng ở bậc đại học dưới ánh sáng lý luận dạy học hiện đại

Thiết kế bài giảng theo tinh thần của lý luận dạy học hiện đại là một công trình lao động sáng tạo của nhà sư phạm. Trên cơ sở tài liệu, giáo trình, tâm sinh lý của sinh viên, tùy thuộc vào điều kiện học tập cụ thể và bằng tâm nhìn tri thức, hiểu biết của mình, người thầy dạy ĐH phải thiết kế, xây dựng cho được một bản kế hoạch dạy và học trên lớp.

Bản thiết kế thể hiện cho được mối tương tác của thầy giáo và sinh viên, trong đó vai trò của thầy là chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển để sinh viên tích cực, chủ động, sáng tạo trên con đường tiếp nhận kiến thức.

PGS.TS Trần Thế Phiệt nhấn mạnh: Thiết kế bài soạn cần phải làm nổi rõ vai trò của người thầy và sinh viên trong việc phối hợp, cùng hợp tác để nhận thức.

Sinh viên không đóng vai trò thính giả, người ngoài cuộc mà phải trở thành một chủ thể tiếp nhận có nhu cầu, mục đích. Đó là quan điểm dạy học mà ngày nay người ta đề cao là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm…

Chia sẻ về phương pháp thiết kế bài giảng, theo PGS.TS Trần Thế Phiệt, một thiết kế bài giảng thường được xây dựng hoàn chỉnh cho một đơn vị học phần hay một môn học cụ thể (bao gồm nhiều học trình hay một số tín chỉ).

Kết cấu cho một thiết kế thường đi qua ba phần theo tuyến tính thời gian. Trước giờ lên lớp, công việc chuẩn bị của thầy và trò bao gồm những hoạt động nào? Giờ lên giảng được, thiết kế bài giảng thể hiện cho được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho sinh viên của thầy giáo; đồng thời nêu lên những hoạt động của sinh viên; từ sự phối hợp giữa hoạt động dạy và học, kiến thức cần đạt tới là gì? Khâu trên giảng đường là công đoạn quan trọng nhất bởi vì ở đây sự gia công của nhà sư phạm để thể hiện tư tưởng dạy học hiện đại.

Khâu cuối cùng của một thiết kế không thể không có là phần sau giờ kế thúc học phần hay môn học. Ở đây sẽ là những việc giao cho sinh viên say khi học. Đó có thể là công việc độc lập nghiên cứu tài liệu, giáo trình, đọc thêm, có thể là khảo sát thực tế.

"Thiết kế ngày nay thường được kết hợp chặt chẽ với công nghệ thông tin, thực hiện những “giáo án điện tử”… Nhưng dẫu có vận dụng những kỹ thuật của công nghệ hiện đại đến đâu thì cũng không làm lu mờ được vai trò của hai chủ thể trong dạy học và người thầy giáo và sinh viên" - PGS.TS Trần Thế Phiệt 

Hai hệ thống phương pháp

Nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học trong một thiết kế bài giảng có vị trí rất quan trọng, PGS.TS Trần Thế Phiệt giới thiệu hai hệ thống phương pháp cụ thể giúp sự lựa chọn của giáo viên được dễ dàng.

Hệ thống 1 bao gồm các kiểu phương pháp, các nhóm phương pháp và những phương pháp cụ thể:

Kiểu phương pháp

Nhóm phương pháp

Những phương pháp cụ thể

Thông báo

Tái hiện

Dùng lời và chữ

- Diễn giảng

- Đàm thoại

- Đọc sách

- Dùng băng hay đĩa ghi âm, ghi hình

Giải thích

Tìm hiểu bộ phận

Trực quan

- Trình bày trực quan

- Trình bày thí nghiệm

- Dùng băng ghi âm, ghi hình

Nêu vấn đề

Nghiên cứu

Hoạt động thực tiễn (thực hành)

- Luyện tập

- Ôn tập

- Độc lập quan sát, làm thí nghiệm

 Hệ thống 2, trực tiếp nêu 11 phương pháp cụ thể:

1. Thuyết trình của giáo viên là phương pháp dạy học đặc trưng bởi sự phối hợp giữa truyền đạt tri thức mang tính thông báo của giáo viên và việc tiếp thu mang tính tiếp nhận thụ động của người học, thông qua đó người học tiếp nhận thông tin, xử lý về mặt nhận thức và phát triển các quá trình trí nhớ.

2. Trình diễn của giáo viên là việc biểu diễn mẫu quy trình thao tác gắn với việc trình bày, giải thích của giáo viên. Nó giúp sinh viên quan sát trực quan cũng như chuẩn bị cho người học về lý luận và thực tiễn đối với việc thực hiện những tiến trình hành động nhất định.

3. Đàm thoại là phương pháp trao đổi giữa thầy - trò, giữa sinh viên với nhau.

4. Dạy học theo nhóm

5. Nghiên cứu trường hợp là phương pháp điển hình dạy học theo tình huống

6. Phương pháp đóng vai

7. Phương pháp kịch bản

8. Thí nghiệm

9. Tham quan

10. Dạy học theo dự án

11. WebQuest - nghiên cứu có tính định hướng trên internet.

PGS.TS Trần Thế Phiệt lưu ý, những phương pháp trên đây đều có mặt mạnh và hạn chế. Việc lựa chọn phương pháp và sử dụng chúng trong quan điểm dạy học tích cực, dạy học hiện đại đều phụ thuộc rất lớn vào tài năng sư phạm của người thầy. Ở đó, người dạy cần khai thác triệt để những yếu tố tích cực trong từng phương pháp để đa dạng hóa con đường tiếp nhận của sinh viên.

Bài viết được biên tập từ tham luận của PGS.TS Trần Thế Phiệt - Khoa Quan hệ công chúng - truyền thông, Trường ĐH Đại Nam) trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học tại các cơ sở đào tạo ĐH ngoài công lập”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ