Lưu ý khi con bước vào tuổi "nổi loạn"

Lưu ý khi con bước vào tuổi "nổi loạn"

Con gái bé bỏng của bạn đột nhiên thay đổi tính cách, dễ tức giận, hờn dỗi... Con trai ngoan ngoãn bất ngờ thay đổi kiểu tóc, ăn mặc nổi loạn... Hãy bình tĩnh đối phó với những thay đổi của con cái, chúng đang ở tuổi vị thành niên với rất nhiều biến động lớn về suy nghĩ, tâm tư tình cảm. Chuyên gia tâm lý Françoise Rougeul đã đưa một số điểm bạn cần chú ý tới con trong giai đoạn này.

1. Không kìm cặp quá mức

Nhiều gia đình thường quá lo lắng về con cái khi chúng bước vào tuổi vị thành niên. Họ liên tục đặt ra những lệnh cấm: không hút thuốc, không uống rượu, không về muộn... và hầu như không cho chúng làm điều gì nếu không được cho phép.

Nhưng chính việc bị quản lý thúc ép quá chặt có thể khiến chúng thêm bức bối và sẵn sàng "vượt rào". Giới trẻ trong giai đoạn này dễ bị kích thích bởi những trò vui mới lạ, những mối quan hệ mới. Cha mẹ chỉ nên theo sát, để ý, định hướng chứ không cấm đoán một cách tuyệt đối những gì con cái làm.

2. Thiết lập giới hạn rõ ràng

Không kìm hãm những thay đổi của chúng, không can thiệp một cách quá mạnh mẽ nhưng cha mẹ cần đặt ra những giới hạn, quy định rõ ràng. Bạn phải nói chuyện với con một cách thẳng thắn về những thay đổi tâm lý trong thời gian này, cái gì bạn có thể chấp nhận được, cái gì không được phép. Nếu bạn không quan tâm, để ý đến con cái, chúng có thể sẽ trượt dài trong nhân cách.

me-5724-1381487133.jpg
Ảnh: Jour​naldesfemmes.

3. Tôn trọng sự riêng tư

Bạn phải chấp nhận sự thật rằng con đã lớn, chúng có quyền có những bí mật riêng. Đừng tự động đẩy cửa vào phòng con khi chưa gõ cửa, đừng xem trộm tin nhắn hay vào nick yahoo của chúng... Chúng không còn là đứa trẻ hồn nhiên vô tư tắm cùng bạn, thoải mái trò chuyện cùng bạn như ngày nào.

4. Điểm tựa vững chắc cho con

Hãy giáo dục con theo cách "lạt mềm buộc chặt", vẫn nghiêm khắc dạy bảo nhưng cũng rộng lòng tha thứ khi con mắc phải lỗi lầm. Hãy thường xuyên tâm sự với con hơn để hiểu nhu cầu, suy nghĩ của chúng trong thời điểm này. Đừng để con bạn tìm đến người khác chứ không phải gia đình mỗi khi gặp khó khăn. Hãy cố gắng tạo niềm tin cho chúng.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn không thể hiểu nổi con mình, không thể kìm hãm sự nổi loạn của chúng, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý, thậm chí là những người có ảnh hưởng lớn đến chúng như bạn bè, thầy cô giáo để khuyên răn.

Theo Vnexpress/Journaldesfemmes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ