Lương của người tìm việc, ngành Tài chính/Đầu tư cao nhất

GD&TĐ -VietnamWorks, trang web tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, thuộc tập đoàn Navigos Group vừa phát hành “Khảo sát lương của người tìm việc năm 2019 tại Việt Nam”. Khảo sát được thống kê dựa trên ý kiến của gần 5.500 người tìm việc vào tháng 1/2019, thuộc cơ sở dữ liệu của VietnamWorks, người tìm việc thuộc bất kể ngành nghề và cấp bậc.

Lương đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân  tài
Lương đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài

Theo thống kê, top 5 các ngành nghề được có khoảng lương phổ biến cao nhất lần lượt là: Ngành Tài chính/Đầu tư; Ngân hàng; Công nghệ thông tin; Marketing; Xây dựng.

Trong lĩnh vực Tài chính/Đầu tư, có 25% người thuộc vị trí Quản lý/Trưởng phòng đang nhận được mức lương từ 70 triệu đồng trở lên. Mức lương tối thiểu phổ biến nhất của ngành này cho các vị trí lần lượt là: Mới ra trường: 5 triệu đồng; Có kinh nghiệm gần 7,2 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 12,5 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 25 triệu đồng.

“Mức lương khoảng giữa” mà nhóm này được nhận cho các vị trí lần lượt là: Sinh viên mới ra trường: 6 triệu đồng; Nhân viên có kinh nghiệm: 11,2 triệu đồng; Trưởng nhóm/Giám sát: 16 triệu đồng; Quản lý/Trưởng phòng: 35 triệu đồng.

So với các ngành nghề khác, ngành Xây dựng có mức lương dành cho Sinh viên mới ra trường cao hơn. “Mức lương khoảng giữa” mà sinh viên mới ra trường thuộc ngành Xây dựng đang nhận được là khoảng 7,5 triệu đồng. Có đến ¼ nhóm ứng viên cho biết đang được trả từ 10 triệu đồng. Ngành Công nghệ thông tin có “mức lương khoảng giữa” dành cho ứng viên có kinh nghiệm vào khoảng 15,6 triệu đồng, có 25% nhóm ứng viên thuộc cấp bậc này đang nhận 20 triệu đồng là mốc lương tối đa phổ biến.

Top 5 các nhóm ngành nghề có mức lương tối đa thấp nhất lần lượt là: Hành chánh/Thư ký; Cơ khí; Dịch vụ khách hàng; Kế toán; Bán hàng. Riêng ngành Hành chánh/Thư ký, “mức lương khoảng giữa” cho vị trí có kinh nghiệm là 8 triệu đồng, vị trí Quản lý/Giám sát có mức lương vào khoảng 15 triệu đồng. Mốc lương tối đa phổ biến nhất được ghi nhận của ngành này chỉ vào khoảng 20 triệu đồng.

Theo thống kê, khu vực TP Hồ Chí Minh các ứng viên đang giữ mức lương cao hơn các thành phố khác ở hầu hết các vị trí. Theo đó, “mức lương khoảng giữa” cho vị trí có kinh nghiệm là 10 triệu đồng, vị trí Quản lý/Trưởng phòng giữ “mức lương khoảng giữa” là 25 triệu đồng. Mức lương tối đa phổ biến nhất được ghi nhận là 36,5 triệu đồng.

Hà Nội giữ mức lương cao thứ hai trên toàn quốc cho toàn vị trí, với “mức lương khoảng giữa” cho vị trí có kinh nghiệm là 10 triệu đồng, “mức lương khoảng giữa” cho vị trí Quản lý/Trưởng phòng là khoảng 22 triệu đồng. Mốc lương tối đa phổ biến được ghi nhận tại Hà Nội là 30 triệu đồng.

Ông Gaku Echizenya, Tổng Giám Đốc của Navigos Group cho biết: “Lương đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tuyển dụng tại Việt Nam ngày càng sôi động và cạnh tranh hơn do sự đầu tư của các doanh nghiệp FDI. Khảo sát về lương của người tìm việc năm 2019 do

VietnamWorks thực hiện với mục đích giúp các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của lương tác động đến hành vi ứng tuyển của người tìm việc, đồng thời là thước đo tương đối để doanh nghiệp có thể áp dụng mức lương phổ biến và hợp lý nhất theo mong muốn của người tìm việc”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.