Loài rắn hung hăng nhất khi căng thẳng

Nghiên cứu mới cho thấy xu hướng tấn công của một con rắn có thể được dự đoán chính xác nhất dựa trên mức độ căng thẳng của chúng chứ không phải do một trải nghiệm căng thẳng gần đó.

 Loài rắn hung hăng nhất khi căng thẳng

“Hầu hết mọi người nghĩ rằng rắn sẽ tấn công lại sau khi bạn chạm vào hay quấy rầy nó”, Tracy Langkilde, Giáo sư kiêm trưởng khoa ngành sinh học trường Đại học Pennsylvania State đã phát biểu trong một thông cáo báo chí.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy điều này là không đúng. Chúng tôi thấy rằng việc một con rắn trở nên căng thẳng như thế nào khi bị chạm vào hay quấy rầy không quyết định tới khả năng tấn công của nó”

Trong một bài kiểm tra về sự căng thẳng, chỉ có 11 trên 32 mẫu rắn hổ mang Cottonmouth đã tấn công lại sau khi bị kẹp bằng kìm trong lần đầu tiên. Nếu những con rắn bị nhốt lại trong 7 phút trước khi bị kẹp thì chỉ có 7 con tấn công lại.

Những con rắn tấn công lại nhiều khả năng có lượng corticosterone cao – một loại hormon được sinh ra nhằm phản ứng lại mức độ căng thẳng tăng mạnh.

Cuộc thí nghiệm về sự căng thẳng này được thực hiện trong tự nhiên chứ không phải trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu đã tìm rắn hổ mang cottonmouths trong những đầm lầy có đầy hải ly và cây bách ở Alabama. Họ lấy các mẫu máu để đo lượng hormon corticosterone của chúng trước và sau khi bị căng thẳng do giam cầm.

Phân tích của họ cho thấy lượng hormon corticosterone của rắn tăng khi bị nhốt, nhưng điều này cũng không dự đoán được khả năng tấn công của chúng sau khi được thả ra rồi bị bắt lại lần nữa.

“Đây là một vài kết quả đầu tiên mà chúng tôi biết về sự liên kết giữa căng thẳng sinh học với hành vi chống lại động vật ăn thịt trong đời sống hoang dã”, Mark Herr - nhà nghiên cứu sau đại học cho biết.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí General and Comparative Endocrinology.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ