Loài khủng long có sừng cổ xưa nhất ở Bắc Mỹ

Các hóa thạch mới của loài khủng long có sừng cổ xưa nhất đã được tìm thấy tại Bắc Mỹ, có niên đại cách nay hơn 108 triệu năm, theo UPI.

Loài khủng long mới được phát hiện Aquilops americanus
Loài khủng long mới được phát hiện Aquilops americanus

Loài khủng long mới này được đặt tên là Aquilops americanus, cổ xưa hơn loài Triceratops (khủng long ba sừng) đến 40 triệu năm và hơn loài khủng long có sừng cổ xưa nhất từng được biết đến khoảng 20 triệu năm.

Các hóa thạch mới được phát hiện bởi nhóm các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Oklahoma (Mỹ). Được khai quật tại Montana, các mảnh xương hóa thạch đã giúp cho các nhà khoa học có cái nhìn mới về khởi sinh của họ ceratopsian ở khu vực Bắc Mỹ. Họ ceratopsian được biết đến gồm những chi có sự khác biệt lớn về kích thước.

Trong khi hóa thạch Aquilops americanus vừa phát hiện cho thấy đây là loài khủng long có sừng cổ xưa với trọng lượng không quá 1,6 kg và kích thước cỡ một con thỏ, thì loài Triceratops phát triển sau đó nặng đến hơn 11 tấn.

Hóa thạch sọ Aquilops nằm vừa vặn trong lòng một bàn tay người, và khi trưởng thành, con khủng long này dài không quá 61 cm, theo các nhà khoa học trong báo cáo vừa đăng trên tạp chí PLoS ONE.

Aquilops là hóa thạch đầu tiên cho thấy các loài khủng long có sừng tồn tại sớm nhất ở khu vực Bắc Mỹ trông như thế nào, tác giả nghiên cứu Andrew Farke, một quản lý lại Bảo tàng Cổ sinh vật học Raymond M. Alf, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Theo Thanh Niên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.